Sông núi nước Nam

H24

Phát biều cảm nghĩ về bài thơ" Sông núi nước Nam".

BO
13 tháng 1 2022 lúc 21:07

Tham khảo :

"Sông núi nước Nam" vang trên sông Như Nguyệt được coi như một bài thơ thần có giá trị to lớn trong việc răn đe, đánh đuổi kẻ thù. Qua bài thơ ta cũng cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự tôn và tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.  
Bình luận (1)
TT
13 tháng 1 2022 lúc 21:07

Tham khảo:

Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời gắn liền với sự kiện đánh đuổi giặc Tống xâm lược. Lời thơ thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc, ẩn chứa trong những câu chữ hùng hồn là cả một tinh thần yêu nước, một chí khí anh hùng.

Dân ta luôn khát khao tự chủ, độc lập và không ngừng đấu tranh, bất kể hi sinh xương máu vì độc lập, tự chủ. Tương truyền, bài thơ này là của Lí Thường Kiệt (ông họ Ngô, tên Tuấn, tên tự là Thường Kiệt), sau được vua ban quốc tính lấy họ vua (họ Lí), người làng An Xá cũ nay thuộc Quảng Đức, phía nam thành Thăng Long. Bài thơ Nam quốc sơn hà là tác phẩm văn học mang chức năng lễ nghi. Năm 1077, Lí Thường Kiệt chỉ huy quân Đại Việt ta đánh tan mấy chục vạn quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Đã từng có truyền thuyết về sự khích lệ tinh thần yêu nước của bài thơ, nó còn được gọi là bài thơ Thần.

Trong Nam quốc sơn hà có sự thống nhất cao độ giữa cảm xúc hào sảng đầy chất thơ với chất nghị luận chặt chẽ, đanh thép đầy tinh thần chiến đấu. Hai câu đầu của bài thơ vang lên dõng dạc, tác giả thay mặt nhân dân tuyên bố về tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức sâu sắc về độc lập, chủ quyền: Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Sông núi nước Nam vua Nam ở - Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời) ở hai câu mở đầu này, để thâu tóm được ý tứ thâm thuý mà tác giả muốn gửi gắm, cần cắt nghĩa cho rõ một số từ quan trọng. Về từ đế (trong: Nam đế cư), nếu bản dịch đều dịch là vua thì đúng với nghĩa đen nhưng chưa thật rõ nghĩa mà câu thơ muốn biểu đạt.

Trong tiếng Hán, từ đế và từ vương khi dịch sang tiếng Việt đều là vua. Nhưng đế và vương lại chỉ những khái niệm khác nhau. Trong lịch sử, khái niệm vương thường dùng để chỉ ông vua chư hầu (phụ thuộc, được phong tước) còn đế chỉ một ông vua của một quốc gia độc lập, ngang hàng với các quốc gia khác. Ngoài ý nghĩa là ở, từ cư còn có ý nghĩa là gánh vác, hiểu thêm nét nghĩa này hình ảnh ông vua của Lí Thường Kiệt sẽ trở nên đẹp hơn, thể hiện được lí tưởng vì nhân dân, xã tắc của tác giả. Câu thơ thứ hai mang một sắc thái cảm xúc mạnh. Hàm ý sâu sắc của câu thơ này tụ trong từ phận, ý nghĩa của từ này gắn với quan niệm thần bí của người xưa. Từ phận rút gọn từ tinh phận chỉ vùng sao trời ứng hợp với những khu vực trên mặt đất. Chính cổ nhân Trung Quốc nói: "Trời thì có các vì sao, đất thì có các châu vực". Vua Quang Trung của chúng ta cũng từng nói: "Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng". Như vậy, phương Nam có Nam đế làm chủ cũng như phương Bắc có Bắc đế làm chủ.

Độc lập, tự chủ là ước mơ, là khát vọng ngàn đời của nhân dân ta đã được thể hiện một cách sâu sắc, đầy trí tuệ. Đến câu thơ thứ ba thì mạch thơ đã chuyển. Từ khẳng định chân lí sang luận tội kẻ thù, những kẻ làm trái với đạo trời, vi phạm chân lí. Hỏi (Như hà: cớ sao?) mà không cần sự trả lời, hỏi là để khẳng định lẽ tất yếu: chúng bay sẽ thấy, tự chuốc lấy bại vong. Như vậy, một lôgic đơn giản mà hết sức chặt chẽ đã được xác lập. Sức mạnh của bài thơ chính là ở đấy.

Bình luận (0)
MH
13 tháng 1 2022 lúc 21:07

Tham khảo

Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời. Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

 

Đọc những câu thơ, ta cảm thấy trong mình bao la là tự hào, tin tưởng lạ kì. Mới chỉ ở câu mở đầu, tác giả đã khẳng định:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

(Sông núi nước Nam vua Nam ở)

Một câu thơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng nước Nam ta có tên, có vua mà một vùng lãnh thổ có vua thì tức là một quốc gia, hoàn toàn không phải là một nước chư hầu bé nhỏ vô danh. Bởi thế, vùng lãnh thổ này đã có chủ và quyền sở hữu của nó thuộc về “vị vua” trị vì đất nước bấy lâu nay. Muốn khẳng định đây không phải là lời nói suông, tác giả đưa ra dẫn chứng:

“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Dùng từ “tiệt nhiên” có ý biểu thị một nội dung theo lẽ vô cùng tự nhiên, mà điều tự nhiên ấy lại là việc mà đã nói ở câu trên được sách trời ghi lại. Ta hiểu rằng ranh giới lãnh thổ ta đã được sách trời bao nhiêu đời nay định sẵn, sông núi nước Nam phải là của vua nước Nam, lãnh thổ nước Nam không ai có quyền xâm lấn, định đoạt ngoại trừ vị vua Nam trị vì.

Nếu hai câu đầu tiên, tác giả dùng để nói về sự hiển nhiên về quyền của vua, hay nhân dân nước Nam đối với sống núi nước mình thì hai câu sau, tác giả lại để dành cho quân thù:

 

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.)

Việc nước Nam là của vua Nam đã rõ ràng “tại Thiên Thư”, chỉ khi công nhận điều này thì mới hợp lẽ, hợp thiên ý còn chống lại điều này chính là kháng ý, trái ý trời. Quân xâm lược phương Bắc đã ngang nhiên xâm lược bờ cõi còn nô bộc dân ta, gọi ta là nước chư hầu, không công nhận độc lập của ta cũng như muốn tước đoạt vùng lãnh thổ của ta, chúng chính là đã phạm tội lớn, làm trái thiên ý. Và như một hệ quả tất yếu của luật đất trời, đối với những việc làm trái ý trời thì sớm muộn chúng cũng thất bại. Chúng thất bại vì ta là chính nghĩa còn chính là phi nghĩa, thất bại bởi chúng là những quân xấu xa muốn chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của nhân dân ta.

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không quá kĩ thuật nhưng mang nhiều nội lực, không chỉ là liều thuốc tinh thần, cổ vũ quân và dân trong những đêm trường chiến đấu mà còn là những viên đạn vô hình làm hao mòn sức lực quân địch, góp một phần không nhỏ vào chiến thắng quân Tống sau này.

Không đồ sộ như “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng không đầy lí lẽ sắc bén như “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, “Nam Quốc Sơn Hà” vẫn tự hào xếp ngang hàng với những áng văn tuyên ngôn ấy khi lần đầu tiên nêu cao lá cờ chủ quyền dân tộc để khẳng định quyền làm chủ của nước Nam. Những câu thơ tuy không nhiều dụng công nhưng âm vang mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt.

 

Bình luận (0)