Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

YT

Phân tích và tìm hiểu bức tranh tứ bình trong bài thơ Nhớ rừng của tác giả Thế Lữ. Khai thác thành 1 đoạn văn.

hạn: thứ 4, ngày 5 tháng 2 năm 2020

LH
4 tháng 2 2020 lúc 9:00

Phân tích bức tranh tứ bình:

- Bức tranh tứ bình có đủ màu sắc, âm thanh, khi tưng bừng tươi sáng, khi câm lặng bí ẩn. Bút pháp tả cảnh hiếm và đặc sắc. Tả tập tính của thú nhưng sức gợi của những câu thơ rộng xa, giúp người đọc thấy được cả cái hồn của cảnh, cả tâm trạng của thú.

- Từ ngữ tả các động tác đầy uy quyền của mãnh thú trước thiên nhiên thật chính xác. Ở cảnh nào chúa rừng xanh cũng trong tư thế chế ngư: "ta say mồi đứng uống ánh trăng tan" bên bờ suối, ta thức dậy trong "tiếng chim ca" tưng bừng giữa những "ngày xanh nắng gội", tươi sáng lạ thường, ta kiêu hãnh "đợi chết mảnh mặt trời gay gắt", lênh láng máu sau rừng, "để chiếm lấy riêng phần bí mật"...

- Đẹp nhất, dữ dội, bi tráng nhất là cảnh hoàng hôn. Bức tranh rực rỡ, chói gắt, kinh dị trong gam màu đỏ. Đỏ của máu lênh láng, đỏ của tia nắng gay gắt, dữ dội của mặt trời lúc sắp tắt. Mặt trời vốn là một tinh cầu lớn lao, kì vĩ của tự nhiên nhưng trong mắt mãnh hổ, mặt trời chỉ là một "mảnh" nhỏ bé, không đáng trọng hay cũng giống như một con thú bị nó hạ gục đang nằm đợi chết mà thôi, để nó chiếm lấy tất cả những gì có thể... Bao trùm lên câu thơ là không khí chết chóc, hấp hối của mặt trời và sự kiêu hãnh viên mãn của mãnh hổ.

- Khi cảm xúc thăng hoa đạt đến đỉnh cao huy hoàng, chúa oai linh bỗng sực tỉnh, rơi trở lại cảnh thân tù, nó ngao ngán hét lên "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?". Ý thức được sự bất lực, mãnh thú chỉ còn biết tiếc nuối, thở dài. Song, không phải vì thế mà nó rơi vào tuyệt vọng. Khát vọng tự do vẫn được thể hiện ở những câu thơ tiếp theo.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NN
4 tháng 2 2020 lúc 8:37

Bức tranh tứ bình

Bình luận (0)
H24
4 tháng 2 2020 lúc 11:44

Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau.

Trước tiên là cảnh đêm vàng rực rỡ “ta say mồi đứng dưới ánh trăng tan”. Cảnh vật ở đây thật thơ mộng, lãng mạn: không gian trời nước như được nhuộm vàng bởi ánh trăng huyền ảo. Từ "vàng” ở đây có thể hiểu theo nghĩa là: huy hoàng, vàng son. Đó chính là thời kì huy hoàng, thời vàng son của chúa sơn lâm. Hổ như một thi sĩ thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng giữa rừng suối. Mặc dù vậy, ở nó vẫn toát lên dáng dấp của một mãnh thú với sức mạnh phi thường khi” uống ánh trăng tan. Cảnh ở đây vừa có cái thơ mộng lại vô cùng huy hoàng.

Bức tranh thứ hai là cảnh” những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Đó là những ngày mưa dữ dội, bốn phương ngàn như xoay chuyển, trắng xóa một màu mưa. Và ở đây, hổ là một lãnh chúa đứng lặng ngắm giang sơn của mình thay màu áo mới. Cảnh ở đấy thật dữ dội nhưng cũng thật tráng lệ. Nó gợi sự đổi thay và gợi cả uy quyền của chúa sơn lâm.Càng tráng lệ bao nhiêu thì con hổ càng đau xót bấy nhiêu với thực tại tù túng, giam cầm.
Bức tranh thứ 3 là cảnh” bình minh cây xanh nắng gội”. Con hổ như một bậc vương giả trong giấc ngủ tưng bừng với tiếng ca ru là khúc nhạc rừng của ngàn vạn bầy chim.

Bức tranh thứ 4 là những hoàng hon nắng đỏ qua con mắt "chúa tể muôn loài”. Đó là những chiều "lênh láng máu sau rừng” và vầng mặt trời sắp lặn chi là một đối thủ bé mọn đang hấp hối trước con mắt đầy uy lực của chúa sơn lâm

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? ”

Về nghệ thuật, ta thấy Thế Lữ sử dụng những hình ảnh rất mới lạ so với thơ ca đương thời như” mảnh mặt trời”. Nếu như thay từ “chết” bằng từ” lặn” và bỏ đi từ “mảnh” thì câu thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó không phù hợp với logic tâm trạng và tầm vóc của vị chúa tể rừng già. Chính câu thơ này đã nâng tầm vóc của con hổ, của cả đoạn thơ lên mức phi thường và kì vĩ. Bên cạnh đó đọan thơ có những hình ảnh phi thường, độc đáo, cách sắp xếp thời gian phong phú; sử dụng màu sắc độc đáo. Những yếu tố đó góp phần tạo nên một bức tranh tứ bình hiện đại mà vo cùng giá trị. Ở đây, ta còn thấy, tác giả sử dụng đại từ”ta” lặp lại nhiều lần. Nó có tác dụng thể hiện sự kiêu hãnh, khí phách ngang tàng của con hổ, đồng thời tạo nhạc điệu tràm bổng cho câu thơ. Đoạn thơ còn sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Cách sử dụng câu hỏi tư từ với từ hỏi” đâu” và câu cảm thán ”Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu” cho thấy sự gắn bó máu thịt của con hổ với núi rừng - nơi nó từng được sống đúng với tư thế dũng mãnh, hào hùng của một vị chúa tể. Đồng thời, những câu hỏi ấy cứ dồn dập mỗi lúc một xoáy sâu vào tâm can, cho thấy nỗi quằn quại, nhớ tiếc quá khứ tới đớn đau tột cùng của con hổ. Bởi lẽ, tất cả những hình ảnh huy hoàng, lẫm liệt kia chỉ là "những ngày xưa” là thời ”nay còn đâu”. Tác giả còn sử dụng nghệ thuật đối lập: hình ảnh thiên nhiên và dáng vẻ của con hổ hoàn toàn đối lập với hình ảnh con hổ nằm dài trong cũi sắt đầy ngao ngán và bất lực ở đoạn 1. Quá khứ càng hào hùng bao nhiêu thì hiện thực càng xót xa tủi nhục bấy nhiêu. Nó khiến cho nỗi khát khao được sống tự do của con hổ càng thêm nhức nhối.

Có thể thấy bộ bức tranh tứ bình này là những bức tranh thiên nhiên đẹp một cách huy hoàng và đầy bí ẩn. Con hổ hiện lên ở trung tâm mang những dáng dấp khác nhau nhưng đều đầy uy lực. Đây cũng chính là những câu thơ xuất sắc nhất trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-buc-tranh-tu-binh-trong-bai-nho-rung-cua-the-lu

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TV
4 tháng 2 2020 lúc 20:43

“Nhớ rừng” được biết đến là một tác phẩm tiêu biểu của Thế Lữ đã góp phần giúp cho thi ca Việt Nam có những bước đi đầu tiên đầy hứa hẹn trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ đã mượn lời con hổ ở vườn bách thú nhằm diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng của một bộ phận trí thức tiểu tư sản. Trong bài thơ, có những dòng tác giả đã tái hiện trước mắt người đọc sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên núi rừng – nơi từng là chốn tung hoành ngang dọc của của con hổ ngày xưa. Đặc biệt, với 10 câu thơ ở đoạn thơ thứ ba, tác giả đã tạo nên một bức tranh tứ bình vừa có sự hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, vừa có sự uy nghi, lẫm liệt của vị chúa tể…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
2T
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết