LM

phân tích tính dân tộc, dân chủ và tính quốc tế của cuộc kháng chiến chống Pháp?              

Mọi người giúp em với ạ!!! Em cảm ơn nhieeufuuuuu!

LL
6 tháng 2 2022 lúc 8:26

tham khảo :

+ Chúng ta kháng chiến, chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do, bảo vệ chính quyền của nhân dân Việt Nam vừa giành được từ tay phát xít Nhật khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

+ Trong cuộc chiến tranh này, Pháp là kẻ xâm lược, phi nghĩa. Ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Pháp đã thể hiện rõ dã tâm muốn xâm lược nước ta lần nữa. Khi được quân Anh che chở, Pháp đã nổ súng khiêu khích, giết hại dân thường ngay ngày 1-9-1945 khi nhân dân Sài Gòn xuống đường mừng ngày độc lập.

+ Đảng, Chính phủ và nhân dân ta ngay từ đầu thể hiện rõ thiện chí hòa bình, không muốn gây chiến tranh với Pháp, đã nhượng bộ cho chúng một số quyền lợi như : ta đã kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đồng ý cho 15 000 quân Pháp ra bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân độ Nhật, sau đó kí thêm với Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, chấp nhận cho chúng một quyền lợi nữa…nhưng quân Pháp vẫn khiêu khích, giết hại dân thường, gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ nổ súng…Tất cả những điều đó dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

+ Trong bối cảnh lịch sử “Chúng ta muốn hòa bình chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa, Đảng và Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên quyết tâm “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và cuộc kháng chiến toàn quốc đã bùng nổ.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của chúng ta mang tính nhân dân: vì toàn dân kháng chiến, toàn dân đnáh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đường lối này xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và từ chủ trương “kháng chiến toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…”. Muốn phát huy sức mạnh của toàn dân kháng chiến phải đánh lâu dài, muốn có lực lượng đánh lâu dài phải huy động lực lượng toàn dân. Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

Tính nhân dân của cuộc kháng chiến thể hiện rõ trang các văn kiện: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946; Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh tối ngày 19-12-1946 và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9-1947

cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa của 1 dân tộc đấu tranh kiên cường đến cùng với sức mạng của toàn dân (kháng chiến toàn dân), kháng chiến trên tất cả các phương diện (toàn diện), cuộc kháng chiến diễn ra lâu dài, tự dựa vào sức mình là chính và có sự tranh thủ ủng hộ từ quốc tế (tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế) => chính nghĩa và nhân dân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết