Bài 11. Tiến hóa của hệ vận động. Vệ sinh hệ vận động

PH

phân tích những đặc điểm chứng minh bộ xương người thích nghi với lao động, đi, đứng thẳng

ND
26 tháng 2 2017 lúc 9:44

+ Người có cột sống dọc(chứ không phải là thẳng) hình chữ S, cong ở 4 chỗ, làm cho trọng lực dồn hết về hai chân, nên có thể đứng thẳng.
+ Người có lồng ngực rộng ra hai bên, vì đứng thẳng thì hai tay được thả lỏng, không bị gò bó như khi di chuyển bằng tứ chi, nên nó nở rộng ra hai bên.
+ Xương đùi của người lớn, khỏe hơn xương tay, vì xương chân phải lớn khỏe để nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể.
+ Xương chậu lớn, vì xương chậu là nơi gắn xương đùi nên, trước khi trọng lượng ồn vào xương đùi thì xương chậu "lãnh hết " trọng lượng của cơ thể, nên xương chậu lớn.
+ Xương bàn chân hình vòm để giữ thăng bằng cho cơ thể trong trạng thái đứng thẳng người.
+Xương gót chân phát triển và lớn cũng góp phần nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng.

Bình luận (0)
BT
26 tháng 2 2017 lúc 9:55

Những đặc điểm cùa bộ xương người thích nghi với tư thế dứng thảng và đi bằng hai chân:

+ Hộp sọ lớn hơn chứa não phát triển, tỉ lệ giữa xương sọ và xương mặt lớn hơn; lồi cằm phát triển xương hàm nhỏ hơn; diện khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía trước, giữ cho đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thảng; xương chậu rộng.

+ Cột sống cong ở 4 chỗ, đảm bảo cho trọng tâm cơ thể rơi vào 2 bàn chân trong tư thế đứng thẳng; lồng ngực rộng về 2 bên.

+ Xương chi phân hoá: Tay có khớp linh hoạt hơn chân, vận dộng của tay tự do hơn, thuận lợi cho lao động hơn. Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, xương gót phát triển, các xương bàn chân và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm để vừa có thể dứng và đi lại chác chắn trên đôi chân, vừa có thể di chuyên linh hoạt.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
BM
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết