Hịch tướng sĩ

LM
Phân tích nhân vật Trần Quốc Tuấn trong bài hịch tướng sĩ 
MN
31 tháng 3 2021 lúc 21:26

Tham Khảo !

 

Khó có thể hình dung lịch sử Việt Nam sẽ ra sao, triều đại nhà Trần sẽ ra sao nếu không có nhân vật vĩ đại Trần Quốc Tuấn. Hiếm có con người nào có nhân cách cao cả trọn vẹn như ông. Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên đã xây dựng một cách chân xác chân dung tuyệt đẹp của con người toàn đức toàn tài này.

Trong Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, chúng ta được biết đến một Trần Quốc Tuấn với bao phẩm chất cao đẹp, mà trước hết có thể nhận thấy đó là lòng trung quân ái quốc. Tấm lòng với dân với nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước.

Qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh, bất cứ ai cũng nhận thấy tinh thần hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân của Quốc Tuấn. Suốt cuộc đời, Trần Quốc Tuấn đã thờ trọn chữ “trung”. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh thử thách đặc biệt. Trần Quốc Tuấn không quên môi hiềm khích giữa cha ông (An Sinh Vương) và Trần Thái Tông. Ông cũng không quên lời dặn dò của cha mình trước khi lâm chung. Bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”.

Nhưng khi được nắm binh quyền trong tay, Trần Qưốc Tuấn đã đặt “trung” lên trước “hiếu”, đặt nợ nước lên trên tình nhà. Hay nói cách khác, ông đã không hiểu chữ “hiếu” một cách cứng nhắc. “Trung” và “hiếu” đều bị chi phối bởi nghĩa lớn đốì với đất nước. Thái độ của Trần Quốc Tuân đối với Yết Kiêu, Dã Tượng (cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người), đối với Hưng Vũ Vương (ngầm cho là phải) và đối với Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (rút gươm kể tội) khi nghe câu trả lời của họ càng tốn thêm tấm lòng trung nghĩa của ông.

Lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn lại đi cùng với tài năng mưu lược. Với tài năng ấy, ông đã phò giúp hai vị nhà Trần chống giặc ngoại xâm, trấn an nhân dân. Tài đức của ông khiến quân giặc phương Bắc còn phải kính cẩn, nể sợ: Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là Án Nam Vương Vương Trần. Quốc Tuấn mà không dám gọi tên. ông để lại câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” và cống hiến cho đời sau những tác phẩm quân sự có giá trị (Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư). Qua cách ông trình bày với vua về thời thế, tương quan ta – địch, sách lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là chú trọng đoàn kết sức mạnh toàn dân, có thể thấy rõ tầm nhìn sáng suốt, xa rộng của vị tướng tài ba.

Không chỉ trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao. Dù được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông chủ trương khoan thư sức dân, vì hiểu dân là gốc của nước. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Giã Tượng, Yết Kiêu, là gia thần của ông, có dự công dẹp ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Ông cẩn thận tính toán phòng xa việc hậu sự của mình. Tròng tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, ông còn linh hiển phù trợ dân chống lại tai nạn, dịch bệnh. Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.

Những câu chuyện ngắn của tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc họa chân dung nhân cách tuyệt đẹp một con người. Thái độ ngợi ca, kính trọng công đức, tài trí của Ngô Sĩ Liên đối với Trần Quốc Tuấn cũng chính là thái độ của mọi thế hệ sau này. Dân tộc, nhân dân Việt Nam không thể không tự hào bởi có những người con đã làm rạng danh tổ tông, đất nước như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

 

Bình luận (0)
MN
31 tháng 3 2021 lúc 21:30

Tham khảo:

Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng của thưở “BÌnh Nguyên”,văn võ song toàn,tên tuổi của ông gắn liền với chiến công Bạch Đằng giang bất tử.Trong Đại Việt sử kí toàn thư của tác giả Ngô Sĩ Liên,Trần quốc Tuấn hiện lên với những khắc họa sắc nét của tác giả, cùng với đó là những câu truyện sinh động để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.

 

Nhân vật Trần Quốc Tuấn được tác giả miêu tả trong nhiều mối quan hệ và trong những tình huống thử thách, qua đó làm nổi bật phẩm chất của ông ở nhiều phương diện. Nhà viết sử đã thành công trong việc khắc họạ nhân vật lịch sử sống động bằng những chi tiết chọn lọc đặc sắc, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cách kể chuyện về một nhân vật lịch sử trong Đại Việt sử kí toàn thư không đơn điệu theo trình tự thời gian. Chúng ta có thể thấy được mạch kể của bài viết như sau:

 

Mở đầu tác giả nêu lên sự kiện khác thường để tạo ra một mốc thời gian đáng chú ý: Tháng 6, ngày 24, sao sa. Với quan niệm “thiên nhân tương dữ" tức là giữa trời và người có quan hệ chặt chẽ với nhau thì sao sa là điểm xấu, dự báo một nhân vật có vai trò trọng yếu đối với quốc gia (vua, tướng quốc, anh hùng có công lớn với dân tộc) sắp qua đời. Điềm báo này ứng vào việc Hưng Dạo Dại Vương ốm. Hưng Dạo Dại Vương ốm, vua ngự tới thăm và ông đã dặn dò vua những điều tâm huyết. Vậy, Hưng Dạo Dại vương là ai? Đó là Trần Quốc Tuấn với những nét riêng về hoàn cảnh xuất thân, về tướng mạo và những sự kiện đáng chú ý trong đời. Sau khi Trần Quốc Tuấn mất, ông được vua phong tặng rất trọng hậu vì có-nhiều công lao to lớn đối với đất nước và có phẩm chất, đức độ đáng kính phục.

 

Phần đầu nói về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn. Có thể nói đây là những lời vàng ngọc của vị thánh nhân Đại Việt khi vua Trần ngự tới thăm ông và hỏi ông: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào? Đại Vương đã nhắc lại những kinh nghiệm lịch sử, những bài học lịch sử: Triệu Vũ dùng kế "thanh dã” và phục kích mà đánh tan quân nhà Hán; đời nhà Đinh, nhà Lê thì “dùng người tài giỏi”, “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống”. Thời nhà Lí, nhờ "có thế” mà Lí Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm đến trận Mai Lĩnh. Thời nhà Trần, khi Tọa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây”, nhưng “vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”.

 

Giặc dùng trường trận thì ta dùng đoàn binh để chế ngự, để tuỳ thời tạo thế, và phải có một đội quân "một lòng như cha con Thượng sách giữ nước là "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Mưu lược trong dụng binh, xây dựng quân đội (phụ tử chi binh), dùng đoản binh chế trường trận, bồi dưỡng sức dân, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc – là những bài học sâu sắc để giữ nước và dựng nước mà Trần Quốc Tuấn để lại cho dân tộc ta muôn đời sau.

 

Phần thứ hai, Ngô Sĩ Liên nói về tư chất và tính cách của Trần Quốc Tuấn. Ông là con Yên Sinh Vương Trần Liễu. Lúc mới sinh ra, có một ông thầy tướng xem cho và bảo: “người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Lớn lên, Trần Quốc Tuấn “dung mạo khôi ngô”, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ”. Tác giả kể lại mối hiềm khích giữa An Sinh Vương và Trần Thái Tông, lời trăng trối của cha, Trần Quốc Tuấn chí “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. Chuyện Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn nói với Dã Tượng, Yết Kiêu, với các con, và thái độ của ông, lúc thì "cảm phục đến khóc, khen ngợi… lúc thì “ngầm cho là phải ”, lúc thì nổi giận quát Quốc Tảng là “tên loạn thần…đứa con bất hiếu ”, rút gươm toan chém – tất cả đều thể hiện tấm lòng trung nghĩa của vị Quốc công, xoá hận thù riêng, đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết.

 

Phần thứ ba nói về đức độ “kính cẩn giữ tiết làm tôi” của Trần Quốc Tuấn. Tuy chức trọng quyền cao, được nhà vua cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, nhưng "Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào”. Vì thế, mùa thu ngày 20 tháng 8 ta (năm 1300), ông mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, nhà vua và triều đình đã tặng ông là "Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Vua Thánh Tông soạn bài văn bia, ví ông với Thượng phụ ngày xưa. Điều đó cho biết Trần Quốc Tuấn được trọng vọng như thế nào.

 

Qua đoạn trích, người đọc yêu mến, tự hào về vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và không quên những câu chuyện đầy ấn tượng về ông. Đó là mục đích và cũng là thành công của nhà viết sử Ngô Sĩ Liên. Ngày nay, ông đã được tôn vinh là một trong những tướng lĩnh kiệt xuất của thế giới, là Danh nhân văn hoá thế giới.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
XN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
JN
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết