BB

Phân tích nhân vật người cha trong tác phẩm ''Lão Hạc'' của Nam Cao và ''Chiếc lược Ngà'' của Nguyễn Quang Sáng

DL
12 tháng 3 2022 lúc 17:37

Tham khảo cách làm nha:

Mở bài :

Trong văn học Việt Nam và thế giới, các nhà văn, nhà thơ đã dành không ít bút lực để ca ngợi người mẹ – tình mẹ.

Song trong thực tế, nếu “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình” thì “Tình cha ấm áp như vầng thái dương’. Tình yêu thương của cha đối với con cũng không kém phần người mẹ.

Hình tượng lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao và hình tượng ông Sáu – người cha – người chiến sĩ cách mạng trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đẹp về tình cha.

Thân bài. Cần đạt được các nội dung sau:

Tình cảnh bi thương và phẩm chất của lão Hạc

Lão Hạc là người nông dân nghèo, tình cảnh của lão thật bi thương. Vợ lão chết sớm, vì quá nghèo lão không có tiền cưới vợ cho con. Con lão phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su, bỏ lại lão ở nhà cô đơn cùng con chó vàng. Lão bị ốm nặng, làng mất vé sợi, cơn bão đi qua phá hoại hết hoa màu, tuổi già sức yếu chẳng ai muốn thuê lão làm việc nữa. Lão đành bán con chó yêu quý của mình rồi ăn củ khoai, củ ráy, rau má, bữa trai bữa ốc qua ngày, tới khi không còn một cái gì ăn nữa thì lão ăn bả chó tự tử. Cái chết của lão thật đau đớn thê thảm, thương tâm.

Tình cảnh của lão thật bi thương nhưng phẩm chất của lão vô cùng cao quý. Lão 

.. thương con, lão khóc và day dứt vì không có tiền cưới vợ cho con để nó phải bỏ làng đi làm ăn xa. Lão ở nhà sức tàn lực kiệt nhưng vẫn bòn vườn, cóp dành tiền cho con để nó về cưới vợ và có chút vốn làm ăn. Lão chịu đói khố chứ không tiêu vào số tiền dành dụm, quyết sinh để lại mảnh vườn cho con chứ nhất định không chịu bán.

Trước khi chết, lão gửi lại ông giáo 30 đồng bạc để lo ma chay cho mình, gửi lại mảnh vườn nhờ ông giáo trông nom cho con khi nó trở về.

=> Lão Hạc là một người cha tốt, người cha rất mực thương con, hi sinh hết lòng vì con. Dù lâm vào cảnh cùng quẫn nhưng lão vẫn giữ mình trong sạch “đói cho sạnh, rách cho thơm”, không làm việc xấu xa như Binh Tư đã nghĩ. Phẩm chất của lão thật cao quý, đáng trọng.

Cảnh ngộ éo le của ông Sáu và tình yêu thương con của ông

Đất nước lâm vào cảnh chiến tranh, ông Sáu cũng như bao người chiến sĩ cách mạng khác phải lìa xa vợ con, gia đình, quê hương đi chiến đấu, bảo vệ nền hòa bình cho đất nước. Chín năm kháng chiến trường kì và đằng đẵng xa con, ông khổ sở, mong mỏi đến nôn nao cái phút giây được gặp lại con, được ôm con vào lòng cho thỏa niềm thương nhớ. Song thật trớ trêu! Cái giờ khắc nhìn thấy con, ông càng vồ vập, cuống quýt bao nhiêu thì đứa con lại lảng tránh, chối bỏ ông bấy nhiêu! Nguyên nhân là do chiến tranh đã để lại di chứng vết thẹo trên gương mặt ông, đã làm cho con không nhận ra cha.

Xót xa khi con nhận ra cha, cất tiếng gọi ba thì cũng là lúc cha con vĩnh viễn xa nhau. Người cha thân yêu ấy đã mang theo vào chiến trường một mong ước của con: “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba”.

Ờ chiến trường, ông dồn tâm huyết để làm cho con một cây lược. Khi kiếm được khúc ngà, mặt ông “‘hớn hở như đứa trẻ được quà”, những lúc rỗi, ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc’. Khi chiếc lược đã hoàn thành, ông tỉ mẩn gò 

công khắc từng nót: ‘Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nâng niu, trân trọng như một vật báu, ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng mượt”. Có người nói: lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân sáng tạo. Sáng tạo một tác phẩm thiêng liêng, cao quý duy nhất về tình cha con. Vì thế, cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà thật kì diệu.

Đáng tiếc, kỉ vật thiêng liêng ấy chưa kịp trao cho con thì ông Sáu đã hi sinh. Tàn lực cuối cùng ông dồn lên đôi mắt và đưa tay vào túi, móc cây lược ra đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết nhất, như muốn nói, như muốn chuyển giao sự sống, chuyển giao ước nguyện cuối cùng của người cha cho người đồng chí: hãy tiếp tục làm tròn bổn phận của một người cha, hãy gìn giữ mãi tình cha con ruột thịt. Ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình cha con không bao giờ chết. Chiến tranh khốc liệt có thể cướp đi thể xác, nhưng không thể cướp đi tình cha con cao quý, sâu nặng. Nó sẽ sống mãi trong chiếc lược ngà mà ông đã kì công làm cho con.

Bình luận (0)
DL
12 tháng 3 2022 lúc 17:38

Sự giống và khác nhau giữa hai người cha

Lão Hạc thuộc tầng lớp nông dân cố cùng sống trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Lão tiêu biểu cho số phận người nông dân khốn cùng trước Cách mạng tháng Tám. Cha con phải xa lìa nhau là do đói nghèo, do xã hội thực dân nửa phong kiến dã man tàn bạo, áp bức, bóc lột khiến cho đời sống của họ lâm vào bước đường cùng.

Còn ông Sáu, cha con phải xa lìa nhau, không nhận ra nhau là do chiến tranh. Tội ác của chiến tranh đã gây bao đau thương tang tóc cho mỗi gia đình Việt Nam. Ông Sáu là người chiến sĩ trung thành với cách mạng, gắn bó vói quê hương, đồng chí, đồng đội, thương yêu con nhưng vì nghĩa lớn phải ra đi và bị hi sinh.

Hai người cha, hai thời đại, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại mảnh vườn cho 

con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Trong cảnh ngộ, tình cha con càng được tỏa sáng, thiêng liêng và cao quý.

Kết bài

Thành công của hai tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong mỗi tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng biết mấy.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BC
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
AO
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết