NN

phân tích ngắn gọn xúc tích phú sông bạch đằng

TK#

Mỗi chúng ta, ai cũng thường có cho mình một nơi nào đó để gửi gắm ký ức. Các nhà văn, nhà thơ cũng vậy, họ hay chọn cho mình một miền đất hoặc một con sông. Và ở đó bao nhiêu ký thác tâm hồn được vắt ngang qua. Trở lại thế kỉ XIV, văn học trung đại của dân tộc đã có một nhà thơ như thế. Đó chính là Trương Hán Siêu – nhà thơ nặng lòng với con sông Bạch Đằng oai hùng của lịch sử qua văn phẩm nổi tiếng Phú sông Bạch Đằng. Có lẽ biết bao tâm tư của cả một đời cống hiến được ông dồn nén hết thảy vào dòng chảy bất diệt ấy để làm nên một tác phẩm trở thành đỉnh cao của thơ văn dân tộc.

Phú sông Bạch Đằng (tên chữ Hán Bạch Đằng giang phú) được dự đoán ra đời vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi của nhà Trần. Lấy cảm hứng từ một đề tài cũng không hề xa lạ, bởi sông Bạch Đằng đã trở thành thi liệu sáng tác của nhiều nhà thơ như Trần Minh Tông, Nguyễn Sưởng, sau này là Nguyễn Trãi. Nhưng Trương Hán Siêu trong Phú sông Bạch Đằng đã mang tới biết bao cảm xúc vừa chân thực, thiết tha vẫn hoài niệm, xúc động để khơi dậy nên niềm tự hào, lòng yêu nước và khẳng định những tư tưởng nhân văn cao đẹp về giá trị con người. Có nhiều ghi chép cho rằng,Trương Hán Siêu sáng tác bài phú này vào thời điểm đất nước dưới thời hậu Trần (hai vị vua Trần Hiến Tông và Trần Dụ Tông) có dấu hiệu suy thoái. Vốn là một trọng thần, học vấn uyên thâm, tính tình đức độ, trải qua bốn đời vua Trần, từng được các vua tôn kính và gọi là "thầy", trước thực trạng đất nước như vậy, ông cảm thấy chán nản và tự mình ngao du đây đó. Và điểm đến của ông không đâu khác chính là con sông Bạch Đằng để hoài niệm về một thời vàng son của dân tộc. Có lẽ bởi vậy mà bài phú mới toát lên dư vị pha lẫn của một tâm hồn nghệ sĩ lãng tử, một sử nhân hoài cổ và một nỗi niềm nhân thế thầm kín.

Với đặc trưng cơ bản của loại phú cổ thể, Phú sông Bạch Đằng có bố cục 4 đoạn (mở, giải thích, bình luận, kết) và có hình thức đối đáp quen thuộc giữa nhân vật "khách" và nhân vật "các vị bô lão" được tác giả hư cấu. Tuy nhiên, điểm tựa của toàn bộ bài phú là cảm xúc, tâm trạng của nhân vật "khách" được bộc lộ xuyên suốt từ lúc đặt chân tới sông Bạch Đằng cho đến khi lắng nghe được những lời kể đầy hào hùng về những chiến công trên dòng sông ấy của các vị bô lão. Vì vậy mà nhiều đánh giá cho rằng cấu tứ của bài phú giống như một bài thơ hơn là một bài văn tả cảnh, kể việc thông thường.

Cứ như thế, nhân vật "khách" bước ra mang đầy cảm hứng thơ, cảm hứng của một vị Học Tử Hách hải hồ:

Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,

Trường chừ thú tiêu dao

Qua hàng loạt các hình ảnh đậm chất ước lệ, có tính phóng đại giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, sớm gõ thuyền, chiều lần thăm gợi lên cả không gian, thời gian đều rộng mở. Lại thêm các từ láy chơi vơi, mải miết diễn tả thật đậm nét tâm hồn của một bậc mặc khách, tao nhân đang vi vu cùng với đất trời, thỏa chí mà phóng khoáng, ngao du. Khách xuất hiện như thể mang theo một giấc mộng hải hồ, đắm mình cùng thiên nhiên. Kẻ lãng du ấy kéo theo cả hàng loạt những địa danh, những phong cảnh đẹp của Trung Hoa vốn chỉ biết trong sách vở. Nào là Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, nào là Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng… nơi có người đi, đâu mà chẳng biết, chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều. Có cả một trình độ hiểu biết sâu rộng hay là cách để đấng mặc khách ấy thực hiện khát vọng thỏa cái tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết? Sao cũng phải, bởi trước hết cái trang trí ấy mang trong mình tâm thức của một bậc thi nhân đầy lãng mạn, ưa thích ngao du. Cho nên việc học Tử Trường đâu có phải học cách của một sử ký gia, mà là học thú tiêu dao, cái thú thưởng ngoạn để giữa dòng chừ buông chèo không nỡ bỏ lỡ cảnh đẹp nên thơ, lại thêm mở mang hiểu biết.

Nhưng giấc mộng hải hồ ấy chợt thành hiện thực khi chiếc thuyền ngoặt:

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu

Một lần nữa thủ pháp liệt kê lại đưa chúng ta đến những địa danh khác, nhưng lần này là thực, là thủy lưu dẫn đến sông Bạch Đằng. Và hiện ra trước mắt người nghệ sĩ một Bạch Đằng trong khung cảnh đối lập. Đó là khung cảnh tuyệt sắc của thiên nhiên. Cổ nhân thường nói: "Thi trung hữu họa" quả không sai. Trên trời, dưới nước mênh mông, một Bạch Đằng không lúc nào tĩnh lặng nhưng vẫn hiền hòa, nên thơ: sóng kình muôn dặm/ đuôi trĩ một màu/ nước trời: một sắc/ phong cảnh: ba thu. Bức tranh mở ra hết tầm trên độ rộng, lắng xuống ở độ sâu. Hai từ láy bát ngát, thướt tha càng làm cho biên độ ấy thêm lớn. Nhưng cảnh thu đi đến hồn thu, cảnh đẹp nhưng đượm buồn. Vì những bờ lau, bến lách đìu hiu, vì những chứng tích năm xưa còn sót lại thật thê thảm. Phải chăng bởi thế mà lòng người có sự thay đổi cảm xúc từ vui, tự hào trở nên u buồn, ảm đạm, ngậm ngùi, thương tiếc cho những giá trị lịch sử oai hùng bị mai một trước sự trôi chảy khắc nghiệt của thời gian. Trước cảnh trí đầy tiêu sơ như vậy, lòng người sao tránh được những cảm khái, ưu tư gợn lòng hoài cổ! Giống như Nguyễn Trãi:

  
Bình luận (0)
MN
4 tháng 4 2021 lúc 14:55

Tham khảo nha em:

" Phú Sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu là một trong những tác phẩm hay và tiêu biểu của thể phú thể hiện rõ tinh thần yêu nước và niềm tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả . Sông Bạch Đằng trong bài phú trước hết là một con sông với cảnh quan hùng vĩ: "Bát ngát sóng kình muôn dặm". Vì rộng “bát ngát” và dài “muôn dặm” cho nên sông Bạch Đằng không chỉ là đại giang mà còn là trường giang với bao lớp sóng cuồn cuộn triều dâng. Thế nhưng, ngoài vẻ đẹp hùng vĩ, sông Bạch Đằng còn hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng : mùa thu nước xanh trong, thuyền trôi dập dềnh trên sông tạo nên một khung cảnh rất đỗi nên thơ. Con sông này đã ghi dấu biết bao chiến tích của lịch sử, là chứng nhân của thời gian chứng kiến bao trận chiến oai hùng trên Bạch Đằng giang.  Đây là nơi diễn ra bao trận đánh, chứng kiến ta thắng lợi vẻ vang nhưng cũng là nơi nhìn thấu những hy sinh, mất mát. Những “giáo gãy”, “xương khô”, “trời nước”, “lau lách đìu hiu” như gợi lên nỗi đau buồn, xót thương. Chính vì thế mà người hôm nay không khỏi tiếc thương cho những anh hùng đã khuất . Tuy có đau buồn nhưng cảm hứng chủ đạo của bài phú là sự ngợi ca chiến công lẫy lừng của cha ông ta trên dòng sông lịch sử này. Qua lời thơ của tác giả , người đọc như thấy hiện lên trước mắt mình là không khí hào hùng của trận đánh với sự đông đảo của lực lượng tham chiến và sự dữ dội của cuộc chiến “thư hùng chưa phân” khiến cho cả trời đất mờ mịt, như sắp đổi dời. Cả bô lão và lữ khách đều phải thán phục , ngợi ca trước chiến công oanh liệt của nhân dân ta trên dòng sông lịch sử . Có thể nói rằng, “Phú sông Bạch Đằng” là một bài ca yêu nước, tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc.Bài phú đã khiến người đọc thêm phần tự hào về non sông hùng vĩ và biết ơn sâu sắc thế hệ cha ông đã gìn giữ cho đất nước thanh bình hôm nay. Đó cũng là giá trị sâu sắc mà bài phú mang đến cho bạn đọc, đánh thức trong tâm hồn những người trẻ hôm nay phải có trách nhiệm và tình yêu với đất nước .

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
KV
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết