HN

 Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau:

a. Gác kinh viện sách đôi nơi

Trong gang tấc lại gấp mười quan san.

b. Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

c. Còn trời còn nước còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa.

d. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

e. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

NA
1 tháng 12 2021 lúc 8:38

THAM KHẢO

a, Phép nói quá: gác kinh nơi Kiều bị giam lỏng, viện sách nơi Thúc Sinh đọc là hai nơi gần nhau mà như xa vạn dặm

 

b, Hai câu thơ sử dụng phép chơi chữ dựa vào sự gần âm "tài" (tài hoa) và "tai" (tai họa)
=> Hàm chứa một thái độ chua xót bất bình khi cái tài ấy lại trở thành tai họa.

 

c,  Cách chơi chữ: sử dụng từ nhiều nghĩa (say sưa)

- "say sưa" : yêu thích cái đẹp, cảnh thiên nhiên (trời - non - nước)

- "say sưa" : say mê sắc đẹp, vẻ đẹp duyên dáng của cô hàng rượu

 

d, Nhân hóa: "Trăng nhòm” 
->Tạo một cảm giác gần gũi, sinh động khiến người và trăng như có phút giao thao cùng nhau. Khi đó, hai bên song cửa như thấu hiểu lẫn nhau, đọc vị được nhau, trở thành tri âm, tri kỉ trong những ngày người ở trong ngục tù.

-Điệp từ “ ngắm” 

->Nhấn mạnh hình ảnh tương xứng giữa trăng và người. Cả hai nhìn vè phía nhau, ngắm nhìn nhau, đó là hành động nhẹ nhàng với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của người, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ.

- Đối: "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ ,

trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

 

e, Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ cho em bé chính là mặt trời của mẹ, là động lực sống không thể thiếu của người mẹ. Nếu như mặt trời ở dòng đầu là mặt trời với nghĩa tả thực thì mặt trời ở dòng 2 là mặt trời ẩn dụ cho sự quan trọng không thể thiếu của con đối với mẹ.     

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
HN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết