Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Ôn tập địa lý lớp 10 - E

NT

phân tích khổ thơ cuối của bài thơ nhớ rừng

H24
7 tháng 1 2018 lúc 21:13

Cái này là văn mà sao bn đăng vào phần địa lý :))

Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ nhớ rừng :

Ở đoạn cuối cùng, giọng thơ da diết đã đúc kết nỗi niềm tâm sự của chúa sơn lâm:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết