Diễn biến tâm trạng của cậu bé Prăng:
- Đầu tiên là ngạc nhiên: vì thấy buổi học hôm nay thật khác thường và sang trọng
- Choáng váng khi thầy Ha-men cho biết đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp
- Tiếc nuối, ân hận, tự giận mình vì lãng phí thời gian trốn học, ham chơi
- Xấu hổ vì không học bài, không thuộc tiếng Pháp
- Say sưa nghe giảng và ngạc nhiên khi thấy mình sao hiểu bài giảng cua thầy đến thế
- Tự hào về người thầy giáo Ha-men và cảm nhận được vai trò của tiếng mẹ đẻ. Yêu tiếng nói của dân tộc cũng là biểu hiện của lòng yêu nước.
Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ đẻ. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.
Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.
Tham khảo tại đây nha bạn https://h.vn/hoi-dap/question/197073.html
Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.
chuyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.