LH

Phân tích các nguồn lực tự nhiên kinh tế, xã hội để phát triển các cây công nghiệp

HL
28 tháng 1 2016 lúc 10:54

*Các nguồn lực tự nhiên để phát triển cây công nghiệp
-Thuận lợi:
+ Nước ta nằm gọn trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, nên thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới , thuận lợi để phát
triển một hệ thống cây CN nhiệt đới đa dạng, điển hình như Mía, Lạc, Cà phê, Cao su...

+Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa, nóng nắng có nền nhiệt ẩm cao: Nhiệt độ trung bình năm 22-270c nhưng lại phân hoá
sâu sắc theo mùa , có mùa nòng và lạnh ở miền Bắc, mùa mưa và mùa khô ở miền Nam, phân hoá theo độ cao và theo hướng Bắc
Nam và từ độ cao trên 1000 m thì có khí hậu cận nhiệt đới mát lạnh quanh năm. Thuận lợi để phát triển 1 hệ thống cây công
nghiệp nhiệt đới đa dạng gômg nhiều cây nhiệt đới ưa nóng như Cà Phê, Cao su. Nhiều cây chịu lạnh như Chè búp, Sơn, Hồi...

+ Đất đai nước ta đa dạng về loại hình với nhiều lợi đất feralit và nhiều loại đất phù sa trong đó có nhièu loại đất rấttốt như
đất đỏ bazan, đất đá vôi, đất phù sa ngọt thuận lợi để hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm và hàng năm qui
mô lớn như chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên, chuyên canh Cao su ở nam Bộ, Chuyên canh Đay, Cói ở Đồng bằng sông Hồng.

+ Nguồn nước tưới trên sông ngòi rất dồi dào với tồng lượng nước là 853 tỉ m3, tổng lượng phù sa trên 1000 triệu tấn /năm...
Nếu đầu tư phát triển thuỷ lợi tốt vẫn đảm bảo đủ nước tưới cho cây công nghiệp cả vào mùa khô.
 

Khó khăn:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, diễn biến phức tạp, thất thường khắc nghiệt nhiệu thiên tai nên làm cho năng xuất, sản
lượng cây công nghiệp rất bấp bênh.

+ Khí hậu phân hoá rất rõ theo mùa, đặc biệt có mùa khô kéo dài ở khu vực phía Nam. Cho nên nước ta có 2 vùng chuyên
canh cây công nghiệp lớn nhất là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thì 2 vùng này lại thiếu nước nghiêm trọng nhất vào mùa khô:

+ Đất đai tuy màu mỡ nhưng bị con người khai thác, sử dụng bừa bãi nhiều năm nên hiện nay càng có nguy cơ bị thoái hoá
biến thành đất trồng đồi trọc, đất khô làm giảm S cây trồng công nghiệp.

*Các nguồn lực kinh tế- xã hội
-Thuận lợi:
+ Dân số nước ta dông, lao động dồi dào, trước hết được coi như là thị trường lớn tiêu thụ những sản phẩm cây công nghiệp
như Mía, Lạc, Đậu tương. Cho nên dân số, lao động được coi như là một nguồn lực không thể thiếu được với pt kt – xh.

+ Nguồn lao động nước ta vốn có bản chất cần cù, năng động, sáng tạo và đã có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh các cây
công nghiệp điển hình như trình độ thâm canh Cao su, Cà phê, hiện nay rất cao... cho nên nguồn lao động nước ta là động lực chính
để thúc đẩy cây công nghiệp phát triển nhanh.

+ Nguồn lực CSVTHT liên tục được nâng cấp, hiện đại hoá, đặc biệt đã xây dựng được nhiều máy chế biến sản phẩm cây
công nghiệp có kỹ thuật hiện đại như chế biến Cà phê ở Biên Hoà, chế biến Cao su ở thành phố Hồ Chí Minh thì các nhà máy chế
biến đó được coi như là thị trường thúc đẩy sản xuất nguyên liệu cây công nghiệp phát triển.

+ Về đường lối, chính sách của đảng, nhiều năm qua đã vạch ra những chính sách phù hợp với lòng dân, điển hình là chính
sách khoán 10, chính sách giáo đất, giao rừng, thu mua nông sản với giá khuyến nông... tạo cơ hội để người nông dân đẩy mạnh
nhiều cây công nghiệp xuất khẩu.
 

-Khó khăn.
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của người nông dân Việt nam nhìn chung vẫn còn thấp, lao động nôngnghiệp vẫn
chủ yếu là thủ công nên năng suất nông nghiệp nói chung là rất thấp.

+ Trình dộ phát triển CSVTHT, đặc biệt là trình độ chế biến các sản phẩm cây công nghiệp còn hạn chế đã làm giảm giá trị
tiêu dùng và xuất khẩu các sản phẩm cây côngnghiệp.

+ Về đường lối chính sách thì nước ta đổi mới chậm và duy trì cơ chế bao cấp quá lâu, với việc thực hiện mô hình

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
BA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PG
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
LS
Xem chi tiết