Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

NT

Phần I. Văn- Tiếng Việt

Câu 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

" Lịch sử ta đã có nhểu cuộc kháng chiến vĩ đạichúng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,........ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy tiêu biểu của một dân tộc anh hùng"

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Nêu giá trị nội dung của đọa văn trên. Nhận xét cách sắp xếp các dẫn chứng.

Câu 2

a. Liệt kê là gì? Liệt kê được phân làm mấy kiểu?

b. Chỉ ra phép liệt kê có trong đoạn văn trên và nhận xét về tác dụng của nó?

c. Hãy gộp cặp câu dưới đây thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa của chúng. ( Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ cho từ, cụm từ nào? )

- Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô vui lòng.

Phần II. Tập Làm Văn

Từ xưa,thường dùng những câu tục ngữ để răn dạy và nhắc nhở con chasuveef đạp lí và truyền thống tốt đẹp của con người Việt nam. Em hãy giải thích một câu tục ngữ để làm sáng tỏ điều đó.

TQ
15 tháng 5 2018 lúc 14:49

Phần I. Văn- Tiếng Việt

Câu 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

" Lịch sử ta đã có nhểu cuộc kháng chiến vĩ đại chúng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,........ Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc,vì các vị ấy tiêu biểu của một dân tộc anh hùng"

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Đoạn văn trên trích từ văn bản : "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " của​ Hồ Chí Minh​

b. Nêu giá trị nội dung của đọan văn trên. Nhận xét cách sắp xếp các dẫn chứng.

Nội dung : Nêu nhận định về lòng yêu nước và biểu hiện của lòng yêu nước trong quá khứ

Câu 2

a. Liệt kê là gì? Liệt kê được phân làm mấy kiểu?

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm

Xét theo cấu tạo có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp

Xét theo ý nghĩa có thể phân biệt liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến​

b. Chỉ ra phép liệt kê có trong đoạn văn trên và nhận xét về tác dụng của nó?

- Phép liệt kê :

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,........

- Tác dụng :

+ Tạo cảm xúc tự hào , phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc

c. Hãy gộp cặp câu dưới đây thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa của chúng. ( Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ cho từ, cụm từ nào? )

- Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô vui lòng.

=> Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

Bình luận (0)
CN
15 tháng 5 2018 lúc 14:39

Câu 2: Liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.

Phần II .Phần TẬP LÀM VĂN

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc VN.

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
OH
Xem chi tiết
SB
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết