NH

Phần I:  Đọc – Hiểu ( 5,0 điểm)

Trong một bài thơ có đoạn:\

     “ Ruộng nương  anh gửi bạn thân cày

     Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

     Giêng nước gốc đa nhớ người ra lính

     Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

     Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

     Áo anh rách vai

     Quần tôi có vài mảnh vá

     Miệng cười buốt giá

     Chân không giày

     Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

1. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?

2. Phân tích hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ: “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

3.Trong đoạn thơ có những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, hãy nêu một trường hợp cụ thể và chỉ rõ tác dụng của việc sáng tạo đó trong việc thể hiện tình cảm giữa những người lính.

4. Câu cuối đoạn gợi liên tưởng đến một câu thơ cũng có hình ảnh trượng tự trong một bài thơ khác viết về người lính đã học ở chương trình Ngữ văn 9. Hãy chép lại câu thơ có hình ảnh tương tự đó và cho biết tên bài thơ, tên tác giả, bài thơ có câu thơ đó được viết theo thể thơ nào?

5. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp( chú thích rõ lời dẫn trực tiếp đó).

Phần II: Làm văn (5,0 điểm)

         Đề 2: Tưởng tượng mình là bé  Đản trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ,  hãy kể lại câu chuyện về cuộc đời người mẹ thân yêu và gửi lời nhắn nhủ tới mọi người.

 


Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HI
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết