VN

undefined

Phần I. ( 4 điểm)

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh sau khi nhắc lại việc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:

… “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”

(Trích ngữ văn 9, tập một NXB Giáo dục Việt Nam 2015)

Câu 1: Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

Câu 2: Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển.

Phần II. ( 6 điểm)

Ở bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), trong dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:

   … “Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…

rồi trở về thực tại:

   “Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

   Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

   Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

   – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

   (Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng gì?

Câu 3: Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)

Câu 4: Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

DH
30 tháng 3 2021 lúc 17:32

1. - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

2. - Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:

+ Việt Nam

+ Phương Đông

- Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người.

Câu 3

 Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành và tồn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Các giá trị ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng. Là thanh niên, là thế hệ trẻ của Việt Nam, chúng ta cần phải biết giữ gìn các bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển. Chúng ta cần nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…,tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. Đây là một việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức. Mỗi chúng ta hãy cố gắng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển để đem lại cho Việt Nam ta một nét riêng, một nét tinh tuý ngàn đời của ông cha ta.

Bình luận (1)
DH
30 tháng 3 2021 lúc 17:45

Phần II

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa 

– Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn: miền Bắc đã được hòa bình, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến; miền Nam đang đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước.

– Nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Nhớ về quê hương, về người bà thân yêu, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, nhà thơ đã viết nên bài thơ này.

Câu 2

- Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” nhắc nhớ đến kỉ niệm khi nhà thơ lên bốn tuổi, năm 1945, miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu đồng bào chết đói.

– Việc tách từ “mòn mỏi” tạo thành tổ hợp “đói mòn đói mỏi” có tác dụng nhấn mạnh sự dai dẳng, khủng khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực, nhọc nhằn của mỗi người dân trong nạn đói.

Câu 3

       Khổ thơ trên đã cho ta thấy được tình bà cháu sâu nặng của tác giả và bà của mình. Tình cảm ấy vượt trên cả khoảng cách không gian “cháu đã đi xa”, đến những phương trời mới, đất nước xa xôi, khoảng cách thời gian. Người cháu đã khôn lớn, trưởng thành, vượt lên cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống , một cuộc sống đủ đầy về vật chất, tiện nghi. Nhưng những nỗi nhớ về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ luôn luôn thường trực trong tâm thức, trong trái tim người cháu. Cháu khi còn nhỏ đã được bà chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Bà luôn tần tảo sớm hôm, mong cho cháu được học hành, mai này trở thành một con người tốt. Nhưng nay khi cháu trưởng thành, cháu lại rời xa bà đến một khung trời mới. Vì thế, người cháu mới có những câu tự hỏi mình: "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa". Qua đây ta lại thấy được những tình cảm sâu nặng của cháu dành cho bà, luôn nhớ về bà, mong được về với bà. Đoạn thơ đã giúp em thấy được những công lao của bà với cuộc đời của mình, dặn lòng rằng mình phải yêu bà hơn, phải cố gắng học hành để sau này chăm lo ông bà thật tốt.

Câu 4

Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

 

Bình luận (1)
H24
30 tháng 3 2021 lúc 18:53

Phần I :

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển.

Bài làm:

Như " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết " Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nên văn hiến đã lâu". Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, là tâm hồn là sức mạnh của dân tộc. Nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà thế hệ trẻ cần làm. Đặc biệt, là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước mở cửa nên chúng ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của thế hệ trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới... Nhưng chúng ta không thể làm mai một đi những bản sắc văn hóa dân tộc. Mà là một người trẻ cần học tập, nâng cao tri thức, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng lấy nwhnxg sự học hỏi đó để làm giàu thêm, đẹp thêm vản hóa dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân thật tốt, nỗ lực rèn luyện bản thân vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. 

Bình luận (2)
H24
30 tháng 3 2021 lúc 18:56

Phần II:

Câu 1:

-Bài thơ được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang học tập ở nước ngoài. Sống xa nhà, trong cái lạnh nơi đất khách quên người cùng với nỗi nhớ quê, nhớ bà, nhớ bếp lửa nồng đượm như một quy luật của tự nhiên, tâm lý đã thôi thúc nhà thơ viết nên bài thơ "Bếp lửa".

-Bài thơ được in trong tập "Hương cây- Bếp lửa" xuất bản năm 1968.

Câu 2:

-Trong câu thơ "Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi", "năm ấy" gợi nhớ đến thời điểm diễn ra nạn đói lịch sử năm 1945 ở miền Bắc với gần 2 triệu người chết.

-Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để góp thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng:

+Về mặt ngữ âm: tạo sự nhịp nhàng, hài hòa trong câu thơ.

+Về mặt cấu trúc: tạo nên sự cân xứng.

+Về ý nghĩa; nhấn mạnh sự nghèo đói khủng khiếp, gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

Câu 3:

Khổ thơ cuối của bài "Bếp lửa", nhà thơ đã thể hiện tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà (1).Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà chịu khó, tần tảo, hết lòng yêu thương cháu đã trở thành sợi chỉ kết nối cảm xúc, khơi gợi những kỉ niệm ấu thơ ở đầu bài thơ và kết lại trong những suy ngẫm, tỏ bày những cảm xúc của cháu đối với bà (2). Những năm tháng tuổi thơ gian khổ cháu được bên cạch bà, được bà yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban (3). Bây giờ, cháu đã lớn, đã trưởng thành và được đi đến những nơi xa, nhìn thấy nhiều điều mới lạ, đón nhân những niềm vui mới (4). Nhưng khoảng cách về không gian, khoảng cách về thời gian và sự khác biệt về hoàn cảnh sống vẫn không thể thay thế được hình ảnh bà, hơi ấm bếp lửa, hơi ấm tình thương của bà ở trong trái tim cháu (5). Nơi phương trời xa xôi, cháu vẫn luôn nhớ về bà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ nhọc nhằn nhưng ấm áp tình bà, hai bà cháu quây quần bên nhau, cháu được đón nhận tình yêu và sự dạy dỗ của bà mà khôn lớn (6). Bếp lửa khói hun nhèm mắt và đôi bàn tay bà chi chút ngọn lửa, nhóm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi nhỏ đã trở thành hành trang cho cháu trên những nẻo đường (7).  Cháu "vẫn chẳng lúc nào quên" bà, quên kỉ niệm bên bà, quên bếp lửa ấp iu nồng đượm (8). Phó từ "vẫn" cùng ý nghĩa phủ định "chẳng lúc nào quên" bộc lộ nỗi nhớ da diết và khẳng định tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà (9). Câu thơ cuối là câu hỏi tu từ thể hiện tình cả mãnh liệt của cháu đới với bà (10). Bằng giọng thơ tâm tình sâu lắng, dạt dào cảm xúc, khổ thơ đã bộc lộ chân thành mà tha thiết nỗi nhớ, tình yêu và nỗi nhớ của đứa cháu ở nơi xa dành cho bà; cũng là biểu hiện của tình cảm đối với gia đình, quê hương, đất nước (11). Những điều bình dị, yêu thương, nồng ấm của tuổi thơ ấy mãi mãi sưởi ấm cuộc đời cháu, nâng đỡ bước chân cháu, là hành trang cháu mang theo trên hành trình dài rộng của cuộc đời (12).

Câu 4:

Trong chương trình môn Ngữ Văn cấp THCS, bài thở "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh cũng viết về tình cảm bà cháu thắm thiết. Bài thơ là dòng hồi tưởng tuổi thơ trong sáng bên bà, bộc lộ lòng kính yêu, biết ơn bà của đứa cháu và từ đó cháu suy ngẫm về mục đích chiến đấu của mình.

Bình luận (1)
MX
31 tháng 3 2021 lúc 19:04

1. - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

2. - Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:

+ Việt Nam

+ Phương Đông

- Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người.

Câu 3

 Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành và tồn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Các giá trị ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng. Là thanh niên, là thế hệ trẻ của Việt Nam, chúng ta cần phải biết giữ gìn các bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển. Chúng ta cần nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…,tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. Đây là một việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức. Mỗi chúng ta hãy cố gắng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển để đem lại cho Việt Nam ta một nét riêng, một nét tinh tuý ngàn đời của ông cha ta.

Phần II

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa 

– Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn: miền Bắc đã được hòa bình, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến; miền Nam đang đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước.

– Nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Nhớ về quê hương, về người bà thân yêu, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, nhà thơ đã viết nên bài thơ này.

Câu 2

- Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” nhắc nhớ đến kỉ niệm khi nhà thơ lên bốn tuổi, năm 1945, miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu đồng bào chết đói.

– Việc tách từ “mòn mỏi” tạo thành tổ hợp “đói mòn đói mỏi” có tác dụng nhấn mạnh sự dai dẳng, khủng khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực, nhọc nhằn của mỗi người dân trong nạn đói.

Câu 3

       Khổ thơ trên đã cho ta thấy được tình bà cháu sâu nặng của tác giả và bà của mình. Tình cảm ấy vượt trên cả khoảng cách không gian “cháu đã đi xa”, đến những phương trời mới, đất nước xa xôi, khoảng cách thời gian. Người cháu đã khôn lớn, trưởng thành, vượt lên cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống , một cuộc sống đủ đầy về vật chất, tiện nghi. Nhưng những nỗi nhớ về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ luôn luôn thường trực trong tâm thức, trong trái tim người cháu. Cháu khi còn nhỏ đã được bà chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Bà luôn tần tảo sớm hôm, mong cho cháu được học hành, mai này trở thành một con người tốt. Nhưng nay khi cháu trưởng thành, cháu lại rời xa bà đến một khung trời mới. Vì thế, người cháu mới có những câu tự hỏi mình: "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa". Qua đây ta lại thấy được những tình cảm sâu nặng của cháu dành cho bà, luôn nhớ về bà, mong được về với bà. Đoạn thơ đã giúp em thấy được những công lao của bà với cuộc đời của mình, dặn lòng rằng mình phải yêu bà hơn, phải cố gắng học hành để sau này chăm lo ông bà thật tốt.

Câu 4

Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Bình luận (0)
H24

Câu 3:(phần 1)

              Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng.  Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện :cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn"như:lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt",đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước van hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mik lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mik một phong cách sống, phong cách học ttập, làm việc cao đẹp, phì hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần. 

Bình luận (0)
H24

Câu 3:(phần 2)

                Khổ thơ trên đã thể hiện tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà . Ngày xưa, cháu sống gần gũi với bà trong khó khăn, gian khổ, thiếu thốn . Nhưng nay hoàn cảnh đã thay đổi . Cháu đã đến một nơi hoàn toàn khác trước . Không chỉ khác trong khoảng cách không gian: “cháu đã đi xa”. Nó còn khác trong tính chất của hiện thực . Đó không còn là quê nghèo với bắp, ngô, khoai, sắn mà đó là nơi ấm no, hạnh phúc và tươi sáng: “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, “có niềm vui trăm ngả”. Thông thường, con người ta hay “xa mặt cách lòng”, “giàu đổi bạn sang đổi vợ”. Tuy nhiên, người cháu trong khổ thơ này lại khác . Rất khác! Dù sống trong hoàn cảnh mới, cháu vẫn luôn luôn nhớ thiết tha:

                                              …“chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

                                           -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...” 

Như vậyhình ảnh người bà với bếp lửa thân thương vẫn luôn được in đậm trong tâm hồn của người cháu bất chấp sự thay đổi của không gian, thời gian và hoàn cảnh.

Bình luận (0)
TR
8 tháng 5 2021 lúc 10:45

Câu 3

 Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành và tồn tại, phát triển qua quá trình lịch sử lâu dài. Các giá trị ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng. Là thanh niên, là thế hệ trẻ của Việt Nam, chúng ta cần phải biết giữ gìn các bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập phát triển. Chúng ta cần nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa tốt đẹp: truyền thống yêu nước; uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống; phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…,tiếp tục những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. Đây là một việc vô cùng quan trọng, đòi hỏi ý thức và nhận thức của thế hệ trẻ cùng đồng lòng, chung tay góp sức. Mỗi chúng ta hãy cố gắng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển để đem lại cho Việt Nam ta một nét riêng, một nét tinh tuý ngàn đời của ông cha ta.

Bình luận (0)
TR
8 tháng 5 2021 lúc 10:46

Phần II

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bếp lửa 

– Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi đất nước vẫn còn nhiều khó khăn: miền Bắc đã được hòa bình, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến; miền Nam đang đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước.

– Nhà thơ Bằng Việt đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài. Nhớ về quê hương, về người bà thân yêu, về những kỉ niệm tuổi thơ gian khổ mà ấm áp nghĩa tình, nhà thơ đã viết nên bài thơ này.

Bình luận (0)
H24
9 tháng 5 2021 lúc 10:05

Phần I:

Câu 1:

 - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

Câu 2:

- Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:

+ Việt Nam

+ Phương Đông

- Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người.

Câu 3:

              Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng.  Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện :cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn"như:lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt",đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước van hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mik lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mik một phong cách sống, phong cách học ttập, làm việc cao đẹp, phì hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần. 

Phần II:

Câu 1:

 

            Bài thơ "bếp lửa " được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ) và được in trong tập thơ "Hương cây-Bếp lửa"

Câu 2:

 

 "Năm ấy” trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” là năm 1945, năm đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
   Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có nhiều tác dụng. Về ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ; về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ; về nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh là để ấn gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

Câu 3:

                Khổ thơ trên đã thể hiện tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà . Ngày xưa, cháu sống gần gũi với bà trong khó khăn, gian khổ, thiếu thốn . Nhưng nay hoàn cảnh đã thay đổi . Cháu đã đến một nơi hoàn toàn khác trước . Không chỉ khác trong khoảng cách không gian: “cháu đã đi xa”. Nó còn khác trong tính chất của hiện thực . Đó không còn là quê nghèo với bắp, ngô, khoai, sắn mà đó là nơi ấm no, hạnh phúc và tươi sáng: “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, “có niềm vui trăm ngả”. Thông thường, con người ta hay “xa mặt cách lòng”, “giàu đổi bạn sang đổi vợ”. Tuy nhiên, người cháu trong khổ thơ này lại khác . Rất khác! Dù sống trong hoàn cảnh mới, cháu vẫn luôn luôn nhớ thiết tha:

                                              …“chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

                                           -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...” 

 

Như vậyhình ảnh người bà với bếp lửa thân thương vẫn luôn được in đậm trong tâm hồn của người cháu bất chấp sự thay đổi của không gian, thời gian và hoàn cảnh.

Câu 4:

 

 Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

 

Bình luận (0)
H24

Câu 1:(Phần 1)

 - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

Bình luận (0)
H24

Câu 2:(phần 1)

- Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:

+ Việt Nam

+ Phương Đông

- Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người.

Bình luận (0)
H24

Câu 1:(phần 2)

            Bài thơ "bếp lửa " được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ) và được in trong tập thơ "Hương cây-Bếp lửa"

Bình luận (0)
H24

Câu 2:(phần 2)

 "Năm ấy” trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” là năm 1945, năm đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
   Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có nhiều tác dụng. Về ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ; về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ; về nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh là để ấn gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

Bình luận (0)
H24

Câu 4:(phần 2)

 Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Bình luận (0)
TR
8 tháng 5 2021 lúc 10:45

1. - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

2. - Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:

+ Việt Nam

+ Phương Đông

- Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người.

Bình luận (0)
TR
8 tháng 5 2021 lúc 10:46

Câu 2

- Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” nhắc nhớ đến kỉ niệm khi nhà thơ lên bốn tuổi, năm 1945, miền Bắc lâm vào nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu đồng bào chết đói.

– Việc tách từ “mòn mỏi” tạo thành tổ hợp “đói mòn đói mỏi” có tác dụng nhấn mạnh sự dai dẳng, khủng khiếp của cơn đói cũng như nỗi cơ cực, nhọc nhằn của mỗi người dân trong nạn đói.

 

Bình luận (0)
TR
8 tháng 5 2021 lúc 10:46

      Khổ thơ trên đã cho ta thấy được tình bà cháu sâu nặng của tác giả và bà của mình. Tình cảm ấy vượt trên cả khoảng cách không gian “cháu đã đi xa”, đến những phương trời mới, đất nước xa xôi, khoảng cách thời gian. Người cháu đã khôn lớn, trưởng thành, vượt lên cả sự khác biệt về hoàn cảnh sống , một cuộc sống đủ đầy về vật chất, tiện nghi. Nhưng những nỗi nhớ về bà, về những kỉ niệm tuổi thơ luôn luôn thường trực trong tâm thức, trong trái tim người cháu. Cháu khi còn nhỏ đã được bà chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ. Bà luôn tần tảo sớm hôm, mong cho cháu được học hành, mai này trở thành một con người tốt. Nhưng nay khi cháu trưởng thành, cháu lại rời xa bà đến một khung trời mới. Vì thế, người cháu mới có những câu tự hỏi mình: "Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa". Qua đây ta lại thấy được những tình cảm sâu nặng của cháu dành cho bà, luôn nhớ về bà, mong được về với bà. Đoạn thơ đã giúp em thấy được những công lao của bà với cuộc đời của mình, dặn lòng rằng mình phải yêu bà hơn, phải cố gắng học hành để sau này chăm lo ông bà thật tốt.

 

Bình luận (0)
TR
8 tháng 5 2021 lúc 10:47

Câu 4

Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn 7: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

 

 

Bình luận (0)
H24
24 tháng 5 2021 lúc 16:23

Phần I:

Câu 1:

 - Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa thanh cao và giản dị.

- Tình cảm của tác giả dành cho Người là: kính yêu, ngưỡng mộ, trân trọng và tự hào.

Câu 2:

- Hai danh từ được sử dụng như tính từ là:

+ Việt Nam

+ Phương Đông

- Tác dụng: Tác giả khẳng định bản sắc văn háo dân tộc thấm đẫm trong Người.

Câu 3:

              Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng.  Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện :cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn"như:lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt",đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước van hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mik lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mik một phong cách sống, phong cách học ttập, làm việc cao đẹp, phì hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần. 

 

Bình luận (0)
H24
24 tháng 5 2021 lúc 16:23

Phần II:

Câu 1:

 

            Bài thơ "bếp lửa " được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép (Liên Xô cũ) và được in trong tập thơ "Hương cây-Bếp lửa"

Câu 2:

 

 "Năm ấy” trong câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” là năm 1945, năm đất nước Việt Nam đã phải trải qua một nạn đói lịch sử với gần 2 triệu người chết, tập trung từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
   Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có nhiều tác dụng. Về ngữ âm, nó tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ; về cấu trúc, nó tạo nên sự cân xứng cho từ ngữ; về nội dung ý nghĩa, nó tạo nên sự nhấn mạnh là để ấn gây ấn tượng cho người đọc về cảm giác nặng nề, u ám và lê thê của nạn đói đối với nhân vật trữ tình khi hồi tưởng về thời điểm ấy của lịch sử, của kỉ niệm với người bà.

Câu 3:

                Khổ thơ trên đã thể hiện tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà . Ngày xưa, cháu sống gần gũi với bà trong khó khăn, gian khổ, thiếu thốn . Nhưng nay hoàn cảnh đã thay đổi . Cháu đã đến một nơi hoàn toàn khác trước . Không chỉ khác trong khoảng cách không gian: “cháu đã đi xa”. Nó còn khác trong tính chất của hiện thực . Đó không còn là quê nghèo với bắp, ngô, khoai, sắn mà đó là nơi ấm no, hạnh phúc và tươi sáng: “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà”, “có niềm vui trăm ngả”. Thông thường, con người ta hay “xa mặt cách lòng”, “giàu đổi bạn sang đổi vợ”. Tuy nhiên, người cháu trong khổ thơ này lại khác . Rất khác! Dù sống trong hoàn cảnh mới, cháu vẫn luôn luôn nhớ thiết tha:

                                              …“chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

                                           -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...” 

 

Như vậy, hình ảnh người bà với bếp lửa thân thương vẫn luôn được in đậm trong tâm hồn của người cháu bất chấp sự thay đổi của không gian, thời gian và hoàn cảnh.

Câu 4:

 

 Bài thơ viết về tình bà cháu trong chương trình Ngữ văn THCS: Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HT
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
PB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết