Oxi hóa 12,8 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 64,8 gam Ag. Phần 2 phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch KOH 2M. Hiệu suất quá trình oxi hóa CH3OH là
A. 45%.
B. 90%.
C. 30%.
D. 60%.
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl fomat. Thủy phân hoàn toàn 47,3 gam X trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 15,6 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít khí hiđro (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 47,3 gam X bằng oxi, thu được 92,4 gam CO2 và 26,1 gam H2O. Giá trị của m là
A. 54,3.
B. 57,9.
C. 58,2.
D. 52,5.
Cho các phát biểu sau
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tácNi đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
(g) Trong công nghiệp, axeton dược sản xuất từ cumen.
Phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 5
D.
Cho 11 gam hỗn hợp E gồm hai este X và Y (đều đơn chức, mạch hở và MX < MY) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,15 mol KOH đun nóng, thu được hỗn hợp T gồm hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cho T vào bình đựng Na dư, khối lượng bình tăng 5,35 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 54,55%.
B. 45,45%.
C. 68,18%.
D. 31,82%.
Hỗn hợp X gồm phenyl axetat, metyl benzoat, benzyl fomat và etyl phenyl oxalat. Thủy phân hoàn toàn 36,9 gam X trong dung dịch NaOH ( dư, đun nóng), có 0,4 mol NaOH phản ứng, thu được m gam hỗn hợp muối và 10,9 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 42,0
B. 49,3
C. 40,2
D. 38,4
Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở. Cho 0,25 mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 14,08 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hai muối của hai axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp và 8,256 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp. Thành phần phần trăm khối lượng của 2 este là
A. 80% và 20%.
B. 30% và 70%.
C. 40% và 60%.
D. 32,6% và 67,4%.
Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác, đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 0,6
B. 1,25
C. 1,20
D. 1,50
Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở. Cho 0,055 mol X phản ứng vừa đủ với 0,09 gam H2 (xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 65 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no, có mạch không phân nhánh và 3,41 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần vừa đủ 11,2 lít O2 (đktc). Phần trăm khố lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z có giá trị gần nhất với giá trị nòa sau đây?
A. 33%.
B. 44%.
C. 55%.
D. 66%.
Hỗn hợp T gồm các chất mạch hở: anđehit X, axit cacboxylic Y và ancol Z (50 < MX < MY; X và Z có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho m gam T khi tác dụng với lượng dư Na thu được 0,6 gam khí H2. Mặt khác, m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam Ag. Giá trị của m là
A. 28,5.
B. 28,7.
C. 28,9
D. 29,1