KD

Ở phép lai (P): ♂AaBbDd x ♀ AabbDd. Trong quá trình giảm phân của cơ tể đực, cặp NST mang cặp gen Bb ở 8 % số tế bào không phân ly trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái; ở 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân II; ở cả hai tế bào con, giảm phân I diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân ly bình thường. Theo lý thuyết, phép lai trên tạo ra hợp tử đột biến ở F1 chiếm tỉ lệ là:

A. 20%

B. 80,96%

C. 19,04%

D. 9,6%

DC
19 tháng 7 2018 lúc 17:35

Đáp án C.

Do các cặp gen phân li độc lập.

Do đó xét riêng từng cặp gen :

- P : Aa x Aa

F1 : 100% bình thường

- P : Bb x bb

Cơ thể đực có 8% Bb không phân li trong giảm phân I, tạo ra 8% giao tử đột biến, các tế bào còn lại giảm phân bình thường tạo ra 92% giao tử bình thường.

Bên cơ thể cái bb tạo ra 100% giao tử bình thường.

=>  Đời con tạo ra 92% hợp tử bình thường về cặp gen Bb.

- P : Dd x Dd

Cơ thể cái có 12% Dd không phân li ở giảm phân II, tạo ra 12% giao tử đột biến , còn lại các tế bào khác giảm phân bình thường tạo ra 88% giao tử bình thường.

Cơ thể đực giảm phân bình thường.

=> Đời con tạo ra 88% hợp tử bình thường về cặp gen Dd.

Vậy đời con tạo ra 1 x 0,92 x 0,88 = 0,8096 = 80,96% hợp tử bình thường.

Tỉ lệ giao tử đột biến  được tạo ra từ phép lai trên là 1 -  80,96% = 19,04% hợp tử đột biến.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết