Ở người, bệnh mù màu là do đột biến gen nằm trên NST X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai của họ đã nhận Xm từ
A. ông nội
B. bà nội
C. mẹ
D. bố
Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y gây nên (X ). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
A. bố.
B. bà nội.
C. ông nôi.
D. mẹ
Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Cho các nhận xét sau đây:
(1) Nếu bố mắt bình thường thì toàn bộ con gái sẽ có mắt bình thường.
(2) Nếu mẹ mắt bình thường thì toàn bộ con trai có mắt bình thường.
(3) Nếu bố bị mù màu nhưng mẹ bình thường thì con gái có thể bị mù màu.
(4) Nếu một cặp vợ chồng có con gái bị mù màu thì tất cả con trai của họ sẽ bị mù màu.
Số phát biểu sai là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh bạch tạng. Người chồng bố mẹ đều bình thường, ông bà nội đều bình thường nhưng có chú bị bệnh bạch tạng. Biết rằng mẹ của người chồng đến từ một quần thể có tỉ lệ người bình thường mang gen gây bệnh bạch tạng là 1/10. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra một đứa con bình thường, xác suất để đứa con này không mang alen gây bệnh là:
A. 61,16%
B. 72,60%
C. 38,84%
D. 27,40%.
Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh bạch tạng. Người chồng bố mẹ đều bình thường, ông bà nội đều bình thường nhưng có chú bị bệnh bạch tạng. Biết rằng mẹ của người chồng đến từ một quần thể có tỉ lệ người bình thường mang gen gây bệnh bạch tạng là 1/10. Nếu cặp vợ chồng này sinh ra một đứa con bình thường, xác suất để đứa con này không mang alen gây bệnh là
A. 61,16%.
B. 72,60%.
C. 38,84%
D. 27,40%.
Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXm x XmY
B. XMXM x XMY
C. XMXM x XmY
D. XMXm x XMY
Bệnh mù màu ở người được xác định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng qui định khả năng nhìn màu bình thường. Một người phụ nữ bình thường có em trai bị bệnh mù màu lấy một người chồng bình thường. Nếu cặp vợ chồng này dự định sinh 2 đứa con thì xác suất họ sinh được 2 con trai trong đó một người bị mù màu một người bình thường là bao nhiêu? Biết bố mẹ của người phụ nữ nhìn màu bình thường.
A. 3/64
B. 3/32
C. 1/32
D. 1/64
Bệnh mù màu ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là:
A. 1/24.
B. 1/8
C. 1/12
D. 1/36
Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do 1 gen lặn khác nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên, người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh bạch tạng. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên là: