KD

Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không ai bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả hai bệnh là:

A. 25%.

B. 62,5%.

C. 37,5%.

D. 56,25%.

DC
30 tháng 8 2018 lúc 16:17

Đáp án B

Xét bên người chồng:

- Bố chồng bị bạch tạng, vậy bố có kiểu gen aa, mẹ chồng bình thường và chồng bình thường. Chồng nhận 1 alen a từ cha, vậy chồng có kiểu gen Aa. Chồng tạo được 1 2 giao tử mang gen A, 1 2 giao tử mang gen a.

- Chồng không bị máu khó đông, vậy chồng có kiểu gen X B Y .

- Kiểu gen của chồng là ABX B Y .

Xét bên người vợ:

- Bà ngoại của vợ và ông nội của vợ đều bị bạch tạng, vậy 2 người này có kiểu gen aa. Bố mẹ vợ đều bình thường nên có kiểu gen Aa.

- Vợ bình thường, vậy xác suất kiểu gen của vợ là 1 3 AA + 2 3 Aa , vợ tạo được  2 3 giao tử mang alen A, 1 3 giao tử mang alen a.

- Bố vợ bị bạch tạng và vợ bình thường, vợ nhận một giao tử X b từ bố, nên vợ có kiểu gen X B X b .

Xét phép khả năng không mang bệnh của con:

- Với bệnh bạch tạng, tỷ lệ con mang bệnh là 1 2 . 1 3 = 1 6 => tỷ lệ con không mang bệnh = 5 6 .

- Với bệnh máu khó đông, tỷ lệ con bệnh = 1 4 => tỷ lệ kiểu gen  X b Y

=> Tỷ lệ con không mang bệnh =  3 4

- 2 bệnh này được quy định bởi 2 gen phân ly đọc lập, nên xác suất con không mang bệnh là tích xác suất của 2 tỷ lệ trên = 3 4 . 5 6 = 0 , 625 .

Bình luận (0)