KD

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình khác nhau. Trong tổng số các cây F1, số cây có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 21%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Có bao nhiêu kết luận đúng về phép lai trên:

(1) F1 có 10 loại kiểu gen.

(2) F1 có 5 loại kiểu gen cùng quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.

(3) Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của P chiếm tỉ lệ 18%.

(4) P xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

DC
30 tháng 5 2018 lúc 15:40

Đáp án D

Quy ước: A: Thân cao, a: Thân thấp

B: hoa đỏ, b: hoa trắng

Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình khác nhau. Trong tổng số các cây F1, số cây có kiểu hình thân thấp, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 21%.

→ Cây thân thấp, hoa trắng = 25% - 21% = 45

hay aabb = 4% = 20%ab . 20%ab

ab = 20% < 25% → Đây là giao tử sinh ra do hoán vị → P: Ab/aB

f hoán vị = 2.20% = 40%

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) Đúng.

(2) Đúng. Các kiểu gen quy định thân cao, hoa đỏ là: AB/AB, AB/Ab, AB/aB, AB/ab, Ab/aB

(3) Đúng. Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của P là: Ab/aB = 2.30%.30% = 18%

(4) Sai. Tần số hoán vị gen = 40%

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết