Đoạn thơ “Vừa đi vừa ngoảnh lại/ Vừa đi vừa ngoái trông/ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ Tới rừng lá ngón ngóng trông” là lời của nhân vật nào? Diễn tả tâm trạng gì?
A. Chàng trai, cảm nhận về nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.
B. Cô gái, thể hiện nỗi đau khổ tuyệt vọng của mình.
C. Chàng trai, Thể hiện sự yêu thương, lo lắng cho cô gái.
D. Cô gái, đau khổ vì phải xa người yêu.
Đoạn thơ sau nói về nội dung gì?
Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,
Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,
Tới rừng lá ngón ngóng trông.
Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;
Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,
Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.
(Tiễn dặn người yêu)
A. Nỗi buồn đau của cô gái khi phải từ biệt mẹ cha để về nhà chồng.
A. Nỗi buồn đau của cô gái khi phải từ biệt mẹ cha để về nhà chồng.
B. Nỗi buồn đau của cô gái khi phải lấy người chồng mà mình không yêu.
C. Nỗi lưu luyến của cô gái khi phải chia tay với những hình ảnh đã quen thuộc với cuộc sống lao động của mình.
D. Nỗi đau đớn của cô gái và người cô yêu khi cô gái phải đi lấy chồng.
a. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu sau:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"
b. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 114 - Bắt sấu rừng u Minh Hạ) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đọan trích.
Câu thơ nào không nhằm thể hiện nỗi niềm đắng cay, đau đớn của cô gái?
A. Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ
B. Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi
C. Tới rừng lá ngon ngóng trông
D. Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò…sung chát…đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
Trong bốn câu thơ đầu, hình ảnh người mẹ được gợi lên qua những chi tiết nào?
a) Trao đổi theo nhóm các nội dung sau :
- Để tạo sự hấp dẫn, các văn bản trên được trình bày như thế nào ?
- Hãy nhận xét cách sử dụng từ ngữ, viết câu trong các văn bản trên.
b) Theo anh (chị), các quảng cáo sau đây có mặt nào chưa đạt yêu cầu :
(1) Cô ấy trẻ. Cô ấy đẹp. Cô ấy là sinh viên. Cô ấy thích thể thao. Cô ấy thích mua sắm. Cô ấy thích gặp gỡ bạn bè. Cũng như các bạn, cô ấy uống nước giải khát X.
(Quảng cáo một loại nước giải khát)
(2)
A : – Mình vừa chụp ảnh Hương đấy.
B : – Ai? Hương hả? Cậu có biết biệt danh của cô ấy là gì không? “Hắc cô nương” đấy!
(Hương xuất hiện)…
A : – Đừng gọi cô ấy là “Hắc cô nương” nữa nghe! “Bạch cô nương” đấy.
Gợi ý :
- Quảng cáo (1) đã đi vào trọng tâm chưa ? Có đảm bảo tính thông tin không ?
- Quảng cáo (2) có quá lời không ? Đã thực sự thuyết phục chưa ?
Từ kết quả thảo luận, anh (chị) hãy nêu một số yêu cầu của văn bản quảng cáo về các mặt :
- Nội dung thông tin
- Tính hấp dẫn
- Tính thuyết phục
Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:
8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?Đọc đoạn trích trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1
a. Anh (chị) cho biết đoạn trích trên kể sự việc gì, ở phần nào, của văn bản tự sự nào?
b. Đoạn trích chép ở đây có một số sai sót về ngôi kể, hãy chỉ rõ những lỗi sai rồi chữa lại cho hoàn chỉnh?
c. Từ sự phát hiện và chỉnh sửa cho đoạn trích trên, anh (chị) có thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trong văn bản tự sự?
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu
(Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)
Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?