Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.
- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?
- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tan ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những ngtoười lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?
- Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) - Sao cụ lo xa thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
- Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Nghe con giục, bà mẹ đến hỏi phú ông. Phú ông ngần ngại. Cả đàn bò giao cho thằng bé không ra người, không ra ngợm ấy, chăn dắt làm sao?
(Sọ Dừa)
c) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
(Ngô Văn Phú, Luỹ làng)
d) Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
(Em bé thông minh)
- Trong những đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
Ngữ liệu là một đoạn trích
1) Xác định ngữ liệu trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
2) Nêu nội dung chính của đoạn trích
3) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn trích
4) Kể tên 2 văn bản cùng thể loại
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người hơn, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.
(Trích Mác- xim Go-rơ-ki)
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Khi đọc sách nhân vật “tôi” cảm thấy thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3: Câu “Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái.” thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)
Câu 4: Có nên thay đổi trật tự từ trong câu: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người hơn, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.Vì sao? (0,75 điểm)
Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,75 điểm)
Câu 6: Em hãy nêu vai trò của sách đối bản thân trong hiện tại ? (1,0 điểm)
a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.
(Huế)
- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).
(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)
Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.
b) Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
c) Phương pháp nêu ví dụ
Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
d) Phương pháp dùng số liệu, con số
Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?
e) Phương pháp so sánh
Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.
f) Phương pháp phân loại phân tích
Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?
M.n giúp em với~~~
Câu hỏi: Xác định và chỉ ra hành động nói cụ thể trong các câu văn sau:
a) Có đồng nào, cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
b) Cháu van ông, nhà cháu cừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.
c) Thôi, các em đứng lên đây sắp hàng để vào lớp.
d) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cho đoạn trích:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Ngữ văn 8 - tập 1)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào, tác giả là ai? Xác định thể loại văn bản đó?
Đọc đoạn trích (trang 103, 104, 105, 106 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như thế có hượp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?
c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?
Qua đoạn trích " Hai cây phong " em thấy tác giả Ai-ma- tốp là người như thế nào ?