Cha, Mẹ là người nuôi nấng chúng ta trưởng thành, người đã chăm sóc dạy bảo chúng ta. Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng có một người cha và một người mẹ. Nhưng trong khi chúng ta đang sống rất hạnh phúc thì có người người trạc tuổi ta đây bị cha mẹ bỏ rơi, hoặc bị mồ côi cha hoặc mẹ hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ. Những người hạnh phúc như chúng ta bây giờ thì ai có thể hiểu được nỗi đau đó. Vì vậy, hãy đặt mình vào hoàn cảnh ấy, hãy viết ra một bài văn nói lên cảm xúc của mình. Từ đó kết luận lại cha, mẹ có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta và không bao được trêu chọc những con người bị mồ côi cha mẹ. Hãy biết thương cảm cho họ và giúp họ vượt qua nỗi đau thương này.
Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.
Câu 1: Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, nhận định không đúng về chú bé Hồng :
A. Chịu nhiều nỗi đau, mất mát
B. Dễ xúc động, tinh tế, nhạy cảm.
C. Có tình yêu thương vô bờ bến với mẹ.
D. Nghịch ngợm, khinh miệt người mẹ.
Câu 2: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại :
A. Truyện ngắn trữ tình
B. Bút kí
C. Tiểu thuyết
D. Tuỳ bút
Câu 3: Các tác phẩm “Tắt đèn”, “Lão Hạc” được sáng tác vào thời kì:
A. 1900 - 1930 B. 1930 – 1945 C. 1945 – 1954 D. 1954 – 1975
Câu 4: Từ không phải là từ tượng hình là :
A.Lom khom B.Xao xác C.Chất ngất D.Xộc xệch
nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn"(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
hướng dẫn làm bài:
A. Mở bài:
Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam Cao
B. Thân bài:
- phân tích số phận của chị Dậu và lão Hạc để thấy được nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của họ (nêu dẫn chứng)
- phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nông dân: lão Hạc đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. Chị Dậu thông minh, đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con,...(nêu dẫn chứng)
- khái quát: về chị dậu và lão Hạc chính là hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ bị xã hội phong kiến bần cùng hóa, đau đớn về thể xác lẫn tinh thần... nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, thủy chung, giàu lòng tự trọng,....Đoa là nét đẹp ngàn đời của người nông dân Việt Nam...
C. Kết bài:
- suy nghĩ về ssoa phận người nông dân trước cách mạng tháng 8.
-liên hệ hình ảnh người nông dân ngày nay
Trong văn bản " mẹ tôi " trích tác phẩm " nhunhx tấm lòng cao cả " có đoạn:
" En - đi - cô này con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng cao cả ; thậy đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó " . Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Chọn một sự kiện phù hợp điền vào chỗ trống (dấu ba chấm) trong đoạn văn sau để được một văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Nhận bát gạo của bà hàng xóm giúp đỡ, chị Dậu nấu một nồi cháo cho chồng và con ăn vì cả nhà đã nhịn đói suốt từ hôm qua. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bọn chúng không những không nghe mà còn bịch vào ngực chị mấy bịch ...
A. Chị đã kiên quyết cự tuyệt, giằng nắm bạc ném vào mặt hắn và du hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà.
B. Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực.
C. Giữa đình làng, tiếng kêu uất ức của chị vang lên thảm thiết.
D. Chị Dậu tức quá liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, đánh ngã cả cai lệ và người nhà lí trưởng.
Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.
Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ra vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)
Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông giáo trong tác phẩm? *
Là người hay soi mói, hay xen vào chuyện của người khác
Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin
Là một người biết đồng cảm, chia sẻ nỗi buồn khổ của Lão Hạc
Ông giáo là người hiểu đời, hiểu người, chan chứa tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc; trọng nhân cách không mất niềm tin vào những điều tốt đẹp của con người.
Đọc đoạn văn sau:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận."
(Lão Hạc, Nam Cao)
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?
A. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.