Đáp án C
Nhận xét sai là C, trong di truyền tế bào chất, con cái có kiểu hình giống nhau và giống mẹ
Đáp án C
Nhận xét sai là C, trong di truyền tế bào chất, con cái có kiểu hình giống nhau và giống mẹ
Tại sao trong di truyền qua thế bào chất tính trạng luôn được di truyền theo dòng mẹ và cho kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch?
A. Do gen chỉ phối tính trạng di truyền liên kết với NST giới tính Y.
B. Do hợp tử nhận vật chất di truyền chủ yếu từ mẹ.
C. Do hợp tử nhận tế bào chất có mang gen ngoài nhân chủ yếu từ mẹ.
D. Do gen chi phối tính trạng di truyền liên kết với NST giới tính X.
Tính trạng gen nằm ngoài nhân quy định có đặc điểm gì?
(1) Kết quả lai thuận có thể khác lai nghịch.
(2) Di truyền chéo.
(3) Biểu hiện không đồng đều ở 2 giới.
(4) Biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.
A. (3), (4).
B. (1), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (3), (4).
Tính trạng do gen nằm ngoài nhân qui định có đặc điểm gì?
(1) Kết quả lai thuận khác lai nghịch.
(2) Tuân theo quy luật di truyền thẳng.
(3) Biểu hiện không đồng đều ở 2 giới.
(4) Biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ.
A. (3); (4).
B. (1); (4).
C. (1); (2); (4).
D. (1); (3); (4).
Để xác định vị trí của gen nằm trong tế bào của sinh vật nhân thực, người ta tiến hành phép lai thuận nghịch.
Vị trí gen trong tế bào |
Kết quả phép lại thuận nghịch |
1. Gen nằm trong tế bào chất |
(a) Kết quả phép lai thuận giống phép lai nghịch, tính trạng biểu hiện đều ở 2 giới |
2. Gen nằm trong nhân trên nhiễm sắc thể thường |
(b) Kết quả phép lại thuận khác phép lai nghịch, tính trạng biểu hiện không đều ở 2 giới |
3. Gen nằm trong nhân trên nhiễm sắc thể giới tính |
(c) Kết quả phép lại thuận khác phép lai nghịch, tính trạng biểu hiện đều ở 2 giới, con luôn có kiểu hình giống mẹ |
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án đúng là:
A. 1-(a), 2-(c), 3-(b)
B. 1-(a), 2-(b), 3-(c)
C. 1 -(c), 2-(a), 3-(b)
D. 1-(c), 2-(b), 3-(a)
Khi đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 lai với cây thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau:
1996 cây thân cao, chín sớm.
2004 cây thân cao, chín muộn.
1998 cây thân thấp, chín sớm.
2003 cây thân thấp, chín muộn.
Cho các phát biểu sau:
I. Chưa thể xác định tính trạng nào là tính trạng trội, tính trạng nào là tính trạng lặn trong phép lai trên.
II. Hai cặp tính trạng chiều cao thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau.
III. P có thể có 4 sơ đồ lai phù hợp với kết quả của đề bài.
IV. Nếu muốn F1 phân li 3 : 1 về tính trạng kích thước, tính trạng về thời gian chín đồng tính thì P có thể là một trong 3 phép lai khác nhau.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Một học sinh đã đưa ra 5 nhận định về đặc điểm di truyền gen trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y như sau :
I. Gen lặn di truyền theo quy luật di truyền chéo.
II. Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.
III. Tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
IV. Ở giới XY chỉ cần 1 alen lặn cũng biểu hiện ra kiểu hình.
Học sinh đó đã có mấy nhận định đúng?
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Định luật phân li của Menđen có nội dung: “Khi lai giữa các cá thể khác nhau về ....(A).... và ....(B)...., thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng trội, thế hệ lai thứ ....(C).... xuất hiện của tính trạng của bố và mẹ theo tỉ lệ ....(D)....".
(A), (B), (C), (D) lần lượt là các từ:
A. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn.
B. Hai cặp tính trạng; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn
C. Một cặp tính trạng; tương phản; nhất; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
D. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn
Có mấy nhận xét đúng về phép lai thuận nghịch trong số các nhận xét dưới đây?
(1) Phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen tế bào chất quy định thường cho kết quả khác nhau
(2) Phép lai thuận nghịch đối với tính trạng do gen trên NST X quy định thường cho kết quả khác nhau
(3) Phép lai thuận nghịch có thể sử dụng để xác định các gen liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn ở mọi loài sinh vật
(4)Trong một số phép lai tạo ưu thế lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch cho ưu thế lai, và ngược lại
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Hãy hoàn chỉnh nội dung định luật của Menđen khi xét về một cặp tính trạng: “Khi lai giữa các cá thể khác nhau về (A) và (B), thế hệ lai thứ nhất đồng loạt xuất hiện tính trạng (C)”. (A), (B), (C) lần lượt là:
A. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trội.
B. 1 cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; trung gian,
C. Hai cặp tính trạng; thuần chủng, trội.
D. Các cặp tính trạng; thuần chủng; trội.
Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào được rút ở dưới đây là đúng?
a) Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.
b) Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
c) Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y.
d) Không có kết luận nào nêu trên là đúng.