Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

PL

nhận xét bố cục và phương pháp lặp luận trong văn bản nghị luận

mỗi phần có yêu cầu gì có thể sử dụng phương pháp lặp luận nào

TP
24 tháng 1 2018 lúc 18:49

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có bố cục ba phần:

- Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta - luận điểm lớn;

- Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;

- Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.

Bình luận (0)
TP
24 tháng 1 2018 lúc 18:49

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bố cục trong bài văn nghị luận

Đọc lại bài Tinh thần yêu nước và cho biết:

- Có thể chia văn bản này thành mấy phần?

- Nội dung của từng phần là gì?

Gợi ý:

Văn bản có bố cục ba phần:

- Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta – luận điểm lớn;

- Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ;

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại;

- Phần Kết bài khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.

2. Lập luận trong bài văn nghị luận

- Lập luận là cách đưa ra những luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) để thuyết phục người đọc (nghe) về tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) (thể hiện ở luận điểm chính). Từ luận điểm, người ta tiến hành xác định lí lẽ cho phù hợp. Sau đó, từ lí lẽ, người ta tiến hành lựa chọn dẫn chứng cho phù hợp. Như vậy, lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm.

- Có lập luận tổng thể của cả bài – lập luận theo chiều dọc và có lập luận bộ phận của từng đoạn – lập luận theo chiều ngang.

+ Lập luận tổng thể, theo chiều dọc, thể hiện ra ở mối quan hệ giữa các phần trong bố cục (Mở bài – Thân bài – Kết bài) của bài viết hoặc giữa các đoạn trong phần Thân bài. Ví dụ, lập luận theo chiều dọc của bài Tinh thần yêu nước là lập luận theo mối quan hệ thời gian, có thể được sơ đồ hoá như sau:

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

+ Lập luận của bài văn nghị luận còn thể hiện ở lập luận theo chiều ngang. Tức là lập luận trong từng phần, đoạn. Ví dụ, trong bài Tinh thần yêu nước, các phần và các đoạn có lập luận như sau:

Mở bài: Lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Thân bài: Lập luận theo quan hệ tổng phân hợp

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Kết bài: Lập luận theo quan hệ suy luận tương đồng

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PK
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết