Bài viết số 6 - Văn lớp 7

SN

Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Hãy giải thích nội dung, ý nghĩa của câu tục ngữ đó.

Ko chép mạng nha m.n mơn nhìu :)

NN
20 tháng 3 2018 lúc 20:04

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta djay bảo, khuyên rang được lư truyền qua câu tục ngữ. những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và lòng tự trọng, giữ phẩm chất của mình cũng thế. Những điều đó được thể hiện qua câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

II. Thân bài: giải thích câu tự ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
1. Giải thích câu tực ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”

- “ Đói, rách”: chỉ những thiếu thốn, mất mát, khó khan về vật chất và điều kiện sống của con người.
- “ Sạch, thơm”: chỉ phẩm chất của con người, chỉ phẩm chất tốt đẹp và trong sạch
- “ Đói cho sạch”: dù có đói đến mức nào cũng phảo sống sạch sẽ thơm tho
- “ Rách cho thơm”: dù có rách thì tấm lòng và nhân cách cũng phải thơm tho.
=> Dù gặp khó khăn và thiếu thổn đến mức nào chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
- Câu tuc ngữ khuyên chúng ta, dù cuộc sống khó khan nhường nào cũng không bán rẻ lương tâm, đạo đức, phẩm chất của con người.
- Chúng ta có giữ gìn được tự trọng và danh dự của chính mình thì điều đó mới là điều tốt đẹp.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
- Câu tục ngữ rất có ý nghĩa
- Em sẻ học câu tục ngữ, sống giữ gìn nhân cách và phẩm chất của mình.

Bình luận (1)
BH
21 tháng 3 2018 lúc 16:29

Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.

Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.

Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.

Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mamg chút gì đó về.

Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới.

Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình

Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

Bình luận (1)
BH
21 tháng 3 2018 lúc 16:29

I. Đặt vấn đề

- Có nhiều người trong cuộc sống hàng ngày tuy nghèo khó, túng thiếu nhưng vẫn được mọi người xung quanh hết lòng kính trọng. Đủ thấy đời sống vật chất là quan trọng nhưng đời sống tinh thần cũng quan trọng không kém.

- Dần câu tục ngữ.

- Câu ấy có ý nghĩa ra sao? Do đâu có thể nói được như vậy.

II. Giải quyết vấn dể

1. Giải thích câu tục ngữ.

Đói, ráchý chỉ những khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất, điều kiện sống.

Sạch, thơmý chỉ phẩm chất tốt đẹp, danh dự của người.

Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.

2. Tại sao lại nói: Đói cho sạch, rách cho thơm:

- Thói thường: “Đói ăn vụng, túng làm liều", "bần cùng sinh đạo tặc”, đói khó sạch, rách khó thơm. Khi đói rách người ta ít nghĩ tới phẩm chất mà chỉ nghĩ đến việc làm sao dể có thể sống được.

- Câu tục ngữ là lời nhân dân ta nhắc nhở động viên nhau dù đời sống có khó khăn đến đâu cũng không thể vì thế mà bán rẻ phẩm chất của mình.

- Có bảo toàn được lòng tự trọng và danh dự con người trong hoàn cảnh cùng túng ấy, mới giữ gìn được phẩm chất cần yếu nhất.

III. Kết thúc vấn dể

- Không những chỉ trong hoàn cảnh đói rách mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn phải sống sạch, thơm nghĩa là giữ vững được đạo đức và phẩm chấtcủa mình.

- Vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn là phương châm sống có ý nghĩa rất sâu xa truyền lưu đến muôn đời

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
BS
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
WP
Xem chi tiết
SG
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết