Cho các sự kiện:
1. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh bại quân xâm lược Xiêm.
2. Quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong bị sụp đổ.
3. Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long. Chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 3, 2, 1
B. 3, 1, 2
C. 2, 1, 3
D. 2, 3, 1
Cách đánh của nghĩa quân Tây Sơn mà người chỉ huy tài tình là Nguyễn Hệ ở trận Rạch Gầm - Xoài Mút có điểm nào giống với cách đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938?
A. Dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục rồi đánh trả quyết liệt
B. Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều
C. Đánh nhanh, thắng nhanh
D. Đánh bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay để dễ tiêu diệt
Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân xâm lược Xiêm vào năm 1785?
A. Chiến thắng ở phủ Quy Nhơn
B. Chiến thẳng ở thành Gia Định
C. Chiến thắng ở Rạch Gầm - Xoài Mút
D. Tất cả các chiến thắng trên
Câu 21: Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước?
A. Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực.
B. Do Mặc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.
C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi.
D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc.
Câu 22: Sự thay thế từ nhà Lý sang nhà Trần và từ nhà Lê sơ sang nhà Mạc có điểm gì giống nhau?
A. Đó là sự bất lực của triều đại trước
B. Đó là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật
C. Đó là sự thay thế bằng vũ lực
D. Đều do sự tranh giành của các thế lực phong kiến.
Câu 23: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước của danh tướng nào dưới thời Trần?
A.Trần Thủ Độ.
B.Trần Bình Trọng.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 24: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?
A. Chí Linh (1424)
B. Diễn Châu (1425)
C. Tốt Động – Chúc Động (1426).
D. Chi Lăng – Xương Giang (1427) .
Câu 25: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
B. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.
C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
D. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.
Câu 26: “ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu Thần trước đã ”, là câu nói của ai ?
A. Trần Hưng Đạo .
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Quốc Toản.
D. Trần Quang Khải.
Câu 27: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần chủ yếu nào để bàn kế đánh giặc?
A.các vương hầu quý tộc.
B. các bậc phụ lão có uy tín.
C. đại biểu của các tầng lớp nhân dân.
D. Nội bộ tướng lĩnh nhà Trần.
Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?
A. Thế giặc mạnh.
B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.
C. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân.
D. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
Câu 29: Đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nào?
A. Nhà Thanh.
B. Nhà Minh.
C. Nhà Tống.
D. Nhà Nguyên.
Câu 30: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào? ở đâu?
A. Năm 1417, núi Lam Sơn - Thanh Hoá
B. Năm 1418, ở núi Chí Linh - Nghệ An
C. Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá
D. năm 1418, ở núi Lam Sơn - Hà Tĩnh
Câu 31: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào dưới đây?
A. 1418 - 1428
B. 1418 - 1427
C. 1418 - 1429
D. 1417 - 1428
Câu 32: Nguyên nhân cơ bản nào đã giúp nhà Trần đã đánh bại được hoàn toàn ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên hung bạo?
A, Nhà Trần có vũ khí tốt,
B, Nhà Trần có quân đội mạnh
C, Các vua Trần đã huy động được sức mạnh của toàn dân
D, Được sự giúp đỡ của các nước bên ngoài
Đánh bại quân xâm lược Tần, nhà nước Âu Lạc đã đánh dấu
A. Bước phát triển mới của lòng yêu nước
B. Lòng yêu nước của dân tộc ta hình thành
C. Tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc được hình thành
D. Nhân dân ta bước vào thời kì độc lập lâu dài
Sự kiện nào được coi là mốc lịch sử mở đầu đánh dấu sự nghiệp thống nhất đất nước của quân Tây Sơn?
A. Chiến thằng Rạch Gầm - Xoài Mút
B. Quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài phá bỏ ranh giới sông Gianh, luỹ Thày
C. Quân Tây Sơn đánh bại vua Lê - chúa Trịnh
D. Quân Tây Sơn tiến đánh Bắc Hà, tiêu diệt chúa Trịnh
Chiến thắng nào của nhà Trần đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân Mông – Nguyên?
A. Đông Bộ Đầu
B. Chương Dương
C. Hàm Tử
D. Bạch Đằng
Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn năm 1427, đánh tan tành 10 vạn viện binh của giặc. Quân xâm lược Minh đầu hàng phải rút về nước?
A. Tốt Động, Chúc Động
B. Chi Lăng, Xương Giang
C. Chương Dương, Vạn Kiếp
D. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử