Cho các cơ chế:
(1). Sự không phân ly của cặp NST trong quá trình nguyên phân của một tế bào soma.
(2). Sự kết hợp giữa tinh trùng thiếu NST giới tính và trứng bình thường ở người.
(3). Rối loạn phân ly xảy ra ở một cặp NST trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
(4). Sự tiếp hợp trao đổi chéo không cân trong quá trình giảm phân hình thành giao tử tạo ra giao tử bất thường, giao tử này được thụ tinh và đi vào hợp tử.
Có bao nhiêu cơ chế tạo ra thể đột biến số lượng NST
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Xét một nhóm tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm có bộ NST 2n=8 được kí hiệu là AaBbDdXY. Nhóm tế bào này nguyên phân 1 số lần và đã xảy ra sự rối loạn phân ly ở cặp NST giới tính ở một số tế bào. Nếu không xét đến sự khác nhau về hàm lượng ADN giữa các NST thì loại tế bào con có hàm lượng ADN tăng lên so với bình thường chiếm tỷ lệ
A. 1/4
B. 1/8
C. 6/8
D. 3/9
Cho phép lai: ♂AaBb × ♀AaBb. Trong quá trình giảm phân của hai giới, có 10% số tế bào của giới đực và 12% số tế bào của giới cái xảy ra sự không phân li của cặp Aa trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; các tế bào khác giảm phân bình thường. Các hợp tử mang đột biến thể không nhiễm bị chết, các hợp tử đột biến khác đều có sức sống bình thường. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể bình thường tạo ra ở F1 là
A. 80,04%.
B. 79,8%.
C. 79,2%.
D. 98,8%.
Cho phép lai: ♂AaBb × ♀AaBb. Trong quá trình giảm phân của hai giới, có 10% số tế bào của giới đực và 12% số tế bào của giới cái xảy ra sự không phân li của cặp Aa trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; các tế bào khác giảm phân bình thường. Các hợp tử mang đột biến thể không nhiễm bị chết, các hợp tử đột biến khác đều có sức sống bình thường. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể bình thường tạo ra ở F1 là
A. 80,04%.
B. 79,8%.
C. 79,2%.
D. 98,8%.
Ở một loài động vật, cho P thuần chủng con đực chân cao giao phối với con cái chân thấp thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 chân cao; 1 chân thấp. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có kiểu hình chân cao chiếm 50% trong tổng số cá thể. Biết rằng ở F1 và F2 sự phân li kiểu hình ở giới đực và giới cái có sự khác nhau; tính trạng do một gen có 2 alen quy định. Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Tính trạng di truyền liên kết giới tính, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X.
II. Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 3 chân cao : 1 chân thấp; giới cái là 1 chân cao : 3 chân thấp.
III. Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực là 1 chân cao : 3 chân thấp; giới cái là 3 chân cao : 1 chân thấp.
IV. Tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F1 và F2 đều thu được 1 : 1.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Cho phép lai: ♂AaBbDd × ♀AaBbdd. Trong quá trình giảm phân của hai giới, có 10% số tế bào của giới đực và 10% số tế bào của giới cái xảy ra sự không phân li của cặp Aa trong giảm phân I giảm phân II bình thường; Các tế bào khác giảm phân bình thường. Cho rằng các giao tử được thụ tinh với xác suất như nhau, các hợp tử có sức sống như nhau. Theo lí thuyết, ở đời F1, cá thể đột biến có tỉ lệ
A. 19%
B. 18,5%.
C. 1%
D. 19,25%.
Một loài sinh vậy có NST giới tính ở giới cái và giới đực tương ứng là XX và XY. Trong quá trình tạo giao tử, một trong hai bên bố hoặc mẹ xảy ra sự không phân li ở lần phân bào I của cặp NST giới tính.Con của chúng không có những kiểu gen nào sau đây?
A. XXX, XO
B. XXX, XXY
C. XXY, XO
D. XXX, XX
Có bao nhiêu sự kiện sau đây được xem bằng chứng sinh học phân tử về quá trình tiến hóa của sinh giới?
(1) Axit nucleic và protein của mỗi loài đều có các đơn phân giống nhau.
(2) Thành phần axit amin ở chuỗi β –Hb của người và tinh tinh giống nhau.
(3) Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
(4) Mã di truyền mang tính thống nhất trong toàn bộ sinh giới (trừ một vài ngoại lệ).
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Về chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân, cho các phát biểu dưới đây:
I. Ở pha S của kỳ trung gian, các hoạt động tự sao của ADN diễn ra, khi kết thúc pha này các NST đã tồn tại ở trạng thái kép.
II. Ở tế bào động vật và thực vật đều có trung thể và từ đó tổng hợp nên các vi ống tạo ra thoi phân bào, quá trình này xảy ra ở kỳ đầu nguyên phân.
III. NST kép co xoắn cực đại, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kỳ giữa nguyên phân.
IV. Ở kỳ sau của quá trình nguyên phân, ở mỗi cực của tế bào các NST kép tập trung lại thành bộ nhân mới.
Số phát biểu chính xác là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1