Nguyên nhân gây đột biến gen là
A. tác nhân lí, hóa, sinh học của môi trường hay những rối loạn sinh lý, hóa sinh của tế bào.
B. sự bắt cặp không đúng hay sai hỏng ngẫu nhiên trong nhân đôi ADN do các tác nhân hóa học, sinh học của môi trường.
C. sự bắt cặp không đúng hay sai hỏng ngẫu nhiên trong nhân đôi ADN do các tác nhân vật lí, sinh học của môi trường.
D. tác nhân vật lí, hóa học và sinh học của môi trường.
Cho các cơ chế:
(1). Sự không phân ly của cặp NST trong quá trình nguyên phân của một tế bào soma.
(2). Sự kết hợp giữa tinh trùng thiếu NST giới tính và trứng bình thường ở người.
(3). Rối loạn phân ly xảy ra ở một cặp NST trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
(4). Sự tiếp hợp trao đổi chéo không cân trong quá trình giảm phân hình thành giao tử tạo ra giao tử bất thường, giao tử này được thụ tinh và đi vào hợp tử.
Có bao nhiêu cơ chế tạo ra thể đột biến số lượng NST
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
2. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường xảy ra phổ biến ở thực vật.
3. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lý thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều gian đoạn trung gian chuyển tiếp.
4. Hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
5. Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý, thì điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo thành loài mới.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.
II. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
III. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
IV. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN.
V. Nhân tố tiến hoá di – nhập gen thường xuyên tác động sẽ làm chậm quá trình hình thành loài mới.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Quan sát quá trình giảm phân hình thành giao tử của 5 tế bào sinh tinh có kiểu gen A b a B các quá trình xảy ra bình thường, một học sinh đưa ra các dự đoán:
I. Trong trường hợp tần số hoán vị gen là 50% thì có 4 loại giao tử tạo ra, tỉ lệ mỗi loại là 25%.
II. Trong trường hợp có tiếp hợp, không trao đổi chéo kết quả của quá trình chỉ tạo ra 2 loại giao tử khác nhau.
III. Nếu tỉ lệ tế bào xảy ra hoán vị gen chiếm 80% thì tỉ lệ giao tử tạo ra là 3:3:2:2
IV. Nếu 1 tế bào nào đó, có sự rối loạn phân li NST ở kỳ sau I hay kỳ sau II sẽ làm giảm số loại giao tử của quá trình.
Số dự đoán phù hợp với lí thuyết là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Một tế bào có 4 cặp NST kí hiệu là AaBbDdEe tiến hành quá trình nguyên phân 2 lần liên tiếp. Các tế bào con tạo ra tham gia giảm phân hình thành tinh trùng. Trong quá trình giảm phân, 1 tế bào bị rối loạn không phân li cặp NST Aa ở kì sau giảm phân I. Về mặt lí thuyết, kết quả nào dưới đây là phù hợp?
A. Tạo ra 8 tinh trùng, thuộc 3 loại khác nhau về số lượng NST trong mỗi tinh trùng
B. Tạo ra 8 tinh trùng, thuộc tối đa 8 loại khác nhau về chất lượng bộ NST
C. Tạo ra 16 tinh trùng, thuộc tối đa 8 loại khác nhau về bộ NST của giao tử
D. Tạo ra 16 tinh trùng, thuộc tối đa 16 loại giao tử khác nhau về bộ NST
Loại đột biến nào sau đây có thể được phát sinh do rối loạn phân li ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử hoặc do rối loạn giảm phân ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
A. Thể tứ bội.
B. Thể ba.
C. Thể tam bội.
D. Thể một.
Ở một loài động vật trong quá trình giảm phân của cơ thể đực mang kiểu gen AaBbDd có 10% tế bào đã bị rối loạn không phân li của cặp NST mang cặp gen Bb trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả tạo ra giao tử Abd chiếm tỷ lệ?
A. 11,25%
B. 12,5%
C. 10%
D. 7,5%.
Ở một loài động vật, trong quá trình giảm phân của cơ thể đực mang kiểu gen AABbDd có 20% tế bào đã bị rối loạn không phân li của cặp NST mang cặp gen Bb trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả tạo ra giao tử Abd chiếm tỉ lệ
A. 12,5%.
B. 80%.
C. 20%.
D. 25%.
Khi nói về rối loạn phân li NST trong phân bào của một tế bào, có bao nhiêu nhận định sau là đúng?
(1) NST không phân li trong phân bào có thể do thoi vô sắc không hình thành hoặc không co rút.
(2) 2 NST kép của một cặp tương đồng không phân li trong nguyên phân có thể không làm thay đổi số lượng NST ở 2 tế bào con.
(3) Một NST kép không phân li trong giảm phân I, chắc chắn tất cả các giao tử đều bất thường về số lượng NST.
(4) Trong nguyên phân, nếu không phân li của toàn bộ NST thì không có quá trình phân chia tế bào chất.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1