1. Mở bài
- Giới thiệu nguyên văn câu nói:
" Đàn ông chớ kể Phan, Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"
- Một quan niệm cổ hủ của xã hội phong kiến thời xưa.
- Phân tích nét đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều để phản biện nhận định sai lầm đó.
2. Thân bài
∗ Quan niệm đạo đức của xã hội phong kiến theo các nhà nho xưa:
- Lễ giáo phong kiến của xã hội bấy giờ chèn ép, trói buộc quyền con người nhất là phụ nữ.
- Đàn bà phải giữ “tam cương ngũ thường”, “công dung ngôn hạnh”...
∗ Theo các nhà nho Thúy Vân, Thúy Kiều có những hành động ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến:
- Tự do yêu đương, thề non hẹn biển, một mình đi khuya, tự đánh ước nhân duyên là điều tối kị trong xã hội phong kiến...
- Là gái lầu xanh...
- Không được lấy nhiều chồng, coi trọng trinh tiết.
→ Quan niệm trên đúng, nhưng phiến diện, không cảm thông thân phận của Thúy Vân, Thúy Kiều.
∗ Nhận định quan điểm đó:
- Đó là cách đánh giá sai lầm, bảo thủ, chỉ nhìn nhận sự việc, con người một cách phiến diện.
- Phân tích nhân cách của Thúy Kiều, Thúy Vân:
+ Là một người con gái tài sắc vẹn toàn, đức hạnh...
+ Lòng hiếu thảo....(dẫn chứng thơ....).
+ Tấm lòng thủy chung....( dẫn chứng thơ phân tích làm nổi bật lên nét đẹp tâm hồn...).
+ Tình yêu cao thượng, hai lần vô lầu xanh nhưng vẫn thủy chung vẹn tình với Kim Trọng nên buộc tội nàng không đoan chính là sai.....
+ Ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình dù sống trong chốn bùn nhơ vì nghịch cảnh số phận...
- Cuộc đời lưu lạc, đau khổ của nàng là do xã hội phong kiến tàn bạo tạo ra.
- Hồng nhan bạc mệnh.
∗ Nhận xét khi đọc tác phẩm:
- Biết được sự tàn bạo của xã hội phong kiến thời bấy giờ, cướp đi quyền sống của con người nhất là đối với phụ nữ.
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Nhân cách Thúy Vân, Thúy Kiều vẫn sáng ngời dù đã trải qua biết bao bể dâu.
3. Kết bài
- Khẳng định lại quan điểm trên là sai lầm, phiến diện.
- Thúy Vân, Thúy Kiều là nạn nhân của xã hội phong kiến tàn bạo, cướp đi quyền sống của con người.
- Khẳng định lại tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du, nhân cách của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.