Người bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời xa quê hương đi khắp nơi, nay đây mai đó gọi là phiêu bạt
Người bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời xa quê hương đi khắp nơi, nay đây mai đó gọi là phiêu bạt
Câu 1. Từ “phiêu dạt” có nghĩa là gì?
a. Chuyển động lúc thì sang trái, lúc thì sang phải.
b. Đi chơi, thăm những nơi xa lạ.
c. Bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời bỏ quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ.
Câu 2. Câu “Tuyệt diệu làm sao, một đêm tối mùa hạ trước cơn mưa” có:
a. Phần in đậm là chủ ngữ
b. Phần in đậm là vị ngữ
c. Phần in đậm là trạng ngữ
Câu 53. Dòng nào nêu đúng nghĩa của cụm từ danh lam thắng cảnh?
a. Những cảnh đẹp nổi tiếng của mỗi quốc gia.
b. Những di tích lịch sử nổi tiếng.
c. Những di tích hoặc cảnh đẹp nổi tiếng nói chung.
d. Những nơi thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, ngắm cảnh.
Câu 54. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ lạc quan?
a. Cách nhìn, thái độ tin tưởng ở tương lai.
b. Luôn tin tưởng những điều tốt đẹp ở tương lai.
c. Không bao giờ nhụt chí, bi quan, kể cả khi gặp khó khăn, nguy hiểm.
d. Không bao giờ lùi bước trước những khó khăn, thử thách.
Câu 55. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ yêu kiều?
a. Đẹp trong sáng, dễ thương
b. Đẹp hồn nhiên, luôn tươi cười
c. Đẹp thướt tha, mềm mại
d. Đẹp mặn mà, đằm thắm
Câu 56. Trong các dãy từ sau, từ nào không phải là quan hệ từ?
và, đã, hay, với, còn, nhưng, như, về, vì, có, của, để, do, bằng, hoặc, được, nhờ.
a. hay, với, đã
b. đã, được, có.
c. nhưng, đã, nhờ
d. của, được, do.
Câu 57. Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau:
a. ngào ngạt, sực nức,thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.
b. rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tưới tắn, thắm tươi.
c. long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.
Câu 58. Khoanh tròn từ có tiếng “bảo” không mang nghĩa “giữ”, “giữ gìn”:
a. bảo vệ c. bảo kiếm e. bảo quản
b. bảo tồn d. bảo tàng g. bảo hiểm
Câu 59. Chọn một trong các từ bảo tồn, bảo tàng, bảo đảm, bảo vệ, bảo quản điền vào mỗi chỗ trống cho thích hợp:
a. Các viện ……………. đã nối hiện tại và quá khứ.
b. Sách trong thư viện trường em được ………………….. rất tốt.
c. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng ta là phải ………… các khu sinh thái.
d. Để điều hòa khí hậu, phòng tránh lũ lụt và xói mòn đất thì chúng ta nhất thiết phải ………….
rừng.
e. Họ hứa …………… những điều đã cam kết trong hợp đồng.
Câu 60. Khoanh tròn các quan hệ từ trong các câu sau:
Nắng bắt đầu rút những chòm cây cao rồi nhạt dần và như hòa lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng. Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp.
(Theo Phạm Đức - Chiều tối)
Hãy tả về một bài văn dài về một dòng sông Cầu quê hương em dành cho lớp 5.
Ví dụ mẫu 1:
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp này mà chắc hẳn mỗi người khi đã xa quê ai ai cũng nhớ đến. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là dòng sông Cầu quê hương của quê em.
Em không biết dòng sông này nó bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận phía chân trời xa. Lòng sông Cầu rộng và dài có một màu xanh biển rực rỡ, chỗ rộng nhất của con sông này khi chảy qua là 300 - 400 m. Dọc hai bên bờ sông là những hàng cây tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh này. Buổi sáng, khi những tia nắng ban mai đan trên một chiếc lá xanh, mặt sông đã thay đổi theo mùa là buổi sáng, chiều và tối. Mặt sông đã cuộn lên những lớp sáng nhỏ lăn tăn xô mãi vào các bờ khiến cho buổi sớm mai yên lặng lao xao những âm thanh kì diệu của dòng sông quê hương em như đang chào mừng một ngày mới đến. Lúc này cũng là lúc mội người ở vùng quê ra sông gánh nước, tiếng cười vui vẻ, tiếng gọi nhau râm ran cả một vùng quê. Âm thanh thật kì lạ đã làm cho em càng vui hơn nhiều. Cánh cò bay lả dập dờn trên trời cao. Dòng sông Cầu đẹp tuyệt lại xuất hiện vào đúng lúc có một ngày khí hậu tươi mát, không khí trong lành. Trên màu xanh biếc của dòng sông đó đang nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả để bắt cá và tôm, ai cũng đều hối hả và nhanh chóng với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông quê hương mới hiền hòa và ấm áp làm sao. Cứ chiều chiều lúc ấy, khi đã có ánh nắng hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng còn lại cuối ngày đang rọi trên một dòng sông Cầu đã tạo ra một bức tranh cực đẹp và em cũng rất thích nó. Buổi tối, khi ông Trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng rất thân yêu khi em đã từng nhìn thấy hồi nhỏ. Ông Trăng đã soi luôn cả bóng của dòng sông lấp lánh thì mặt nước đang bắt đầu gợn sóng lên cho thật lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp óng ánh của bóng mặt Trăng kia. Chúng em bây giờ đang ngắm dòng sông quê hương đấy. Trông thật thú vị làm sao.
Em rất yêu dòng sông quê hương của em. Em quý sông lắm. Dòng sông Cầu quê hương em đã gợi lên nhiều lợi ích cho chúng ta cần như khoáng sản và thủy sản nữa. Em hứa sẽ bảo vệ môi trường cho dòng sông thân yêu nhất để nó ngày càng sạch thêm.
Tương tự như mẫu 2 thì sao? Chú ý ko chép trên bài văn của mình.
Thành ngữ nào dưới đây không chỉ nơi con người sinh ra?
Quê hương bản quán
Quê cha đất Tổ
Đất khách quê người
Nơi chôn rau cắt rốn
Thành ngữ nào dưới đây không chỉ nơi con người sinh ra?
1. Quê hương bản quán
2. Quê cha đất Tổ.
3. Đất khách quê người.
4. Nơi chôn rau cắt rốn.
Em sắp phải rời xa mái trường tiểu học đầy kỉ niệm. Trước khi rời xa, em hãy tả lại quang cảnh trường em trước buổi học ( trong giờ ra chơi hoặc trong ra về)
Tuy đề bài là thế nhưng đây đang trong mùa dịch nên hãy tả khác nhé
Quê hương là gì hở mẹ ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.
( Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân)
Dựa vào những câu thơ trên hãy nói những suy nghĩ của em về tình cảm với quê hương bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu.
Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây chỉ nơi con người sinh ra?
Đất lành chim đậu
Quê hương bản quán
Đất khách quê người
Đất lề quê thói
Nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu thơ viết về hình ảnh Bác Hồ rời quê hương để đi
tìm đường cứu nước:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác.
(Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên)
- Em hãy nêu tác dụng của việc nhà thơ sử dụng dấu chấm câu ở giữa dòng thơ
đầu.
Nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu thơ viết về hình ảnh Bác Hồ rời quê hương để đi
tìm đường cứu nước:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi.
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác.
(Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên)
- Em hãy nêu tác dụng của việc nhà thơ sử dụng dấu chấm câu ở giữa dòng thơ
đầu.