Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “cây hoàng lan”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi.
Nghe thấy bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình. Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần.
(Trích Dưới bóng hoàng lan -Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 165-166)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện là ai?
A. Bà B. Cha
C.Thanh D. Mẹ
Câu 2. Xác định ngôi kể của truyện:
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Tác giả chọn điểm nhìn từ nhân vật nào?
A. Từ bà. B. Từ nhân vật chính.
C. Từ người mẹ. D. Từ một người bạn.
Câu 4. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là:
A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận
B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
C. Tự sự, miêu tả, thuyết minh.
D. Tự sự, miêu tả, nghị luận.
Câu 5. Đâu là những chi tiết miêu tả cây hoàng lan trong đoạn trích?
A. lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi.
B. vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình, không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra.
C. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng.
D. lá cây rung động; thân cây vút cao; mùi hương thơm thoang thoảng; cây đã lớn.
Câu 6. Tâm trạng của nhân vật Thanh trong đoạn trích là:
A. cảm thấy vui vẻ, hào hứng, mê say trước vẻ đẹp của quê nhà.
B. cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, bình yên khi tắm mình trong không khí tươi mát của hương hoàng lan và đón nhận sự săn sóc của bà.
C. cảm thấy buồn bã, não nề vì khung cảnh quá yên tĩnh.
D. cảm thấy tiếc nuối vì tuổi thơ đã đi qua, không còn được bà che chở, âu yếm.
Câu 7. Nhân vật chính trong đoạn trích được khắc họa chủ yếu qua phương diện nào?
A. Lời nói
B. Hành động
C. Tâm trạng, cảm xúc
D. Ngoại hình
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu văn sau:
“Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi.”
Câu 9. Nhận xét về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.
Câu 10. Viết đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của bản thân về vai trò của lối sống chậm trong cuộc sống.
Câu 1. Nhân vật chính trong truyện là ai?
A. Bà B. Cha
C.Thanh D. Mẹ
Câu 2. Xác định ngôi kể của truyện:
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Tác giả chọn điểm nhìn từ nhân vật nào?
A. Từ bà. B. Từ nhân vật chính.
C. Từ người mẹ. D. Từ một người bạn.
Câu 4. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là:
A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận
B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
C. Tự sự, miêu tả, thuyết minh.
D. Tự sự, miêu tả, nghị luận.
Câu 5. Đâu là những chi tiết miêu tả cây hoàng lan trong đoạn trích?
A. lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi.
B. vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình, không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra.
C. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng.
D. lá cây rung động; thân cây vút cao; mùi hương thơm thoang thoảng; cây đã lớn.
Câu 6. Tâm trạng của nhân vật Thanh trong đoạn trích là:
A. cảm thấy vui vẻ, hào hứng, mê say trước vẻ đẹp của quê nhà.
B. cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái, bình yên khi tắm mình trong không khí tươi mát của hương hoàng lan và đón nhận sự săn sóc của bà.
C. cảm thấy buồn bã, não nề vì khung cảnh quá yên tĩnh.
D. cảm thấy tiếc nuối vì tuổi thơ đã đi qua, không còn được bà che chở, âu yếm.
Câu 7. Nhân vật chính trong đoạn trích được khắc họa chủ yếu qua phương diện nào?
A. Lời nói
B. Hành động
C. Tâm trạng, cảm xúc
D. Ngoại hình
Câu 8:
BPTT: liệt kê
Tác dụng:
- Thể hiện ngắn gọn, chi tiết, xúc tích những hành động săn sóc yêu thương của người bà dành cho Thanh.
- Diễn đạt tình cảm yêu thương cháu của người bà, tình bà cháu trở nên sâu sắc qua những việc thực tế. Đồng thời câu văn mạch lạc, hay hơn, hấp dẫn người đọc.
Câu 9:
Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện: Thể hiện chân thực, chi tiết những hình ảnh tự nhiên giản dị, đẹp đẽ, sâu sắc một cách chân thực gần gũi với người đọc. Đồng thời diễn đạt cảm xúc, tâm trạng nhân vật không bị gò bó mà hài hòa cùng với sự miêu tả cảnh đẹp. Từ đó câu văn trở nên hay hơn, tăng giá trị gợi hình ảnh đặc sắc cùng cảm xúc bà cháu hấp dẫn đọc giả.
Câu 10: Em tự viết nhé.