“…Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế, Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu, Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong, Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn. Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá, Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau. Lại thêm quan bốn mặt vây thành, Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc. Sĩ tốt kén tay hùng hổ, Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận sạch không kình ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông …" Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào? Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn văn? Câu 3. Trong đoạn văn, tác giả viết những câu văn dài có nhiều vế ngắn kết hợp với những câu văn ngắn. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì?
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên là: kể lại chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh từ đó ca ngợi khí thế chiến đấu mạnh mẽ của dân tộc ta đồng thời cho thấy sự thảm hại và thất bại ê chề của kẻ thù.
Câu 3: Tác dụng của việc kết hợp những câu văn ngắn dài:
- Tạo điểm nhấn làm nên nét độc đáo gây ấn tượng với người đọc.
- Giúp tác giả phục dựng lại những trang sử hào hùng của dân tộc một cách chân thực, chi tiết.
- Những câu văn dài ngắn khác nhau thay đổi để phù hợp với cảm xúc của tác giả khi kể về mỗi chiến thắng của dân tộc.
- Tạo giọng điệu hào sảng trong bản trường ca chiến thắng trước quân thù.
- Ca ngợi sự mạnh mẽ và tài trí của nghĩa quân Lam Sơn đã khiến quân địch bị chia cắt và hoàn toàn bị tiêu diệt.