NK

 nêu thuận lợi và khó khăn khi làm giáo viên

NH
2 tháng 5 2023 lúc 17:04

3.1 Thuận lợi

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mang đến những thuận lợi sau đây:

Linh hoạt cho tất cả các đối tượng học sinh, bất kể nền tảng kiến ​​thức hoặc trình độ hiểu biếtLoại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình học tập, học sinh nắm chắc “chất lượng kiến thức”Học sinh được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thànhHọc sinh học các kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mìnhHọc sinh được khuyến khích để phát triển mọi mặt, phát hiện và phát triển thế mạnh của bản thânHọc sinh được thỏa sức sáng tạo, từ đó khai thác hết những tiềm lực của học sinhKéo gần mối quan hệ cô - trò, thầy - trò

3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn gặp phải những khó khăn sau:

Khó khăn trong cách tiếp cận vấn đề:

Hiện nay ở nhiều trường thuộc nhiều cấp học, đội ngũ thầy, cô giáo lớn tuổi chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ở họ, ý thức đổi mới chưa nhiều bởi vì xưa nay cách dạy truyền thống theo hướng truyền thụ kiến thức vẫn mang lại hiệu quả tích cực, học sinh vẫn hứng thú và làm bài đạt điểm cao. Việc nhận thức như vậy không chỉ ảnh hưởng đến các thầy, cô mà còn gián tiếp gây ra tác động đối với các thầy, cô khác mà còn đối với cả học sinh.

Ở nhiều thầy, cô giáo bậc phổ thông do ảnh hưởng cách đào tạo trước đây ở các trường đại học đó là phương pháp lấy người thầy làm trung tâm, học sinh là người nhận kiến thức thụ động, áp đặt. Vì thế, để nhanh chóng thay đổi họ theo chiều hướng mới cần có thời gian nhất định.

Công tác đổi mới phương pháp ở nhiều trường học còn thiếu sự giám sát, nhắc nhở từ các cấp lãnh đạo

Nhiều giáo viên chỉ thực hiện đổi mới theo hình thức, mang tính chất đối phó. Ðiều này chỉ được khắc phục khi có giáo viên dự giờ, thao giảng hoặc tham gia các hội thi.

Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên còn mơ hồ, lúng túng, không hiểu những phương pháp dạy học hiện đại, phát triển năng lực học sinh.Nhiều trường, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa thì cơ sở vật chất để đáp ứng cho việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy việc đổi mới phương pháp là do con người, nhưng cũng cần có thêm những điều kiện để hỗ trợ thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.Hiện cả nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang chung tay vào cải cách thủ tục hành chính, tinh gọn hồ sơ sổ sách. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều trường, nhiều cấp học thì việc hoàn thành hồ sơ sổ sách là gánh nặng đối với giáo viên. Ở đây còn chưa nói đến chất lượng của các loại hồ sơ, nhiều loại chỉ làm cho có hình thức và mang tính chất đối phó nên cũng gây áp lực đến giáo viên.Chương trình học ở các cấp tuy có giảm tải, nhưng vẫn còn "khá nặng" đối với nhiều giáo viên và học sinhBên cạnh đó, trong nhiều môn học, việc phải "lồng ghép" quá nhiều nội dung như môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục pháp luật... trở thành gánh nặng và tác động không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học.
Bình luận (2)