Bùi Xuân Phái (1920 – 1988) là cái tên thuộc hàng kinh điển của nền Mỹ thuật Việt Nam. Ông có những đóng góp to lớn cho nền hội họa nước nhà. Nhắc đến ông, không thể không nhắc đến thương hiệu “Phố Phái” sống mãi với thời gian.
Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh ra tại làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hà Tây, tỉnh Hà Đông (nay là thủ đô Hà Nội), một làng nổi tiếng với tranh khắc gỗ dân gian Kim Hoàng.
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình tiểu tư sản trung lưu nhà ở phố Hàng Thiếc, Hà Nội, sau chuyển về 87 Hàng Bút nay gọi là phố Thuốc Bắc. Cũng bởi vì thế mà ông đã thuộc từng ngõ ngách của 36 phố phường Hà Nội.
Bùi Xuân Phái tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1941–1945. Ông tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi. Năm 1952 Bùi Xuân Phái về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi ông mất.
Khi còn là học sinh Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Bùi Xuân Phái đã vẽ phố và đã đi dự triển lãm ở Tokyo, ông vinh dự nhận giải thưởng Triễn lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1946. Ông tham gia giảng dạy tại trường Trường Mỹ thuật Hà Nội từ năm 1956 đến năm 1957.