EG

Nêu hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của phong trào Cần Vường?

H24
7 tháng 4 2021 lúc 20:21

*Hoàn Cảnh:

Vụ tấn công kinh thành thất bại vua Hàm Nghi hạ ''Chiếu Cần Vương''.

Phong trào kháng Pháp lan rộng gọi là phong trào cần vương

*Dien bien:Chia lam hai giai doan.

Giai đoạn 1:

khởi nghĩa nổ ra khắp Bắc ki,Trung ki

phong trào đã được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ.

Giai đoạn 2:

phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.

 

Bình luận (1)
H24
7 tháng 4 2021 lúc 20:21

* Hoàn cảnh:

- Giai đoạn 1957 - 1960, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.

- Tháng 5 - 1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.

- Tháng 1 - 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

* Diễn biến:

- Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi), rồi lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Tháng 1 - 1960, phong trào nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (Mỏ Cày - Bến Tre), rồi lan nhanh ra các tỉnh, huyện khác.

- Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

* Kết quả:

- Phong trào lan rộng khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ. Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3 829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3 200/ 5 721 thôn ở Tây Nguyên.

* Ý nghĩa:

- Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Bình luận (2)
MN
7 tháng 4 2021 lúc 20:22

Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

Diễn biến phong trào Cần Vương.

Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888:

+Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

+Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

+Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...

+Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896:

+Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

+Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

-Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.  

Kết quả của phong trào:

-11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri

-1896,phong trào chấm dứt.

Bình luận (0)
H24

Hoàn cảnh bùng nổ Phong trào Cần Vương:

- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

- Đêm ngày 4 rạng ngày 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp tại đồn Mang Cá, toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.

Diễn biến phong trào Cần Vương.

Giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888:

+Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.

+Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

+Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên), ...

+Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

Giai đoạn từ năm 1888 đến 1896:

+Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.

+Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo….

-Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.  

Kết quả của phong trào:

-11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri

-1896,phong trào chấm dứt.

Bình luận (0)