26

Nêu đặc điểm nhận diện thể thơ của thể thơ lục bát?

GB
2 tháng 1 2022 lúc 9:40

Thể thơ lục bát có cấu tạo dòng đầu 6 chữ,dòng 2 tám chữ

Bình luận (0)
NG
2 tháng 1 2022 lúc 9:40

Tham khảo!

Thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn.

Bình luận (0)
H24
2 tháng 1 2022 lúc 9:41

Tham Khảo

Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

Bình luận (0)
NR
2 tháng 1 2022 lúc 10:27

Thơ lục bát ( 6-8 ) : Thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp , một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng .

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DK
Xem chi tiết
2N
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
PK
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
GM
Xem chi tiết