TH
 

 Nếu có thể đo xương máu tiền nhân

Trường Sơn ngút ngàn dễ gì so được

Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt

Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng

Bão trường chinh ào ạt mấy ngàn năm…

Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ

Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù

Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả

Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa

Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng

Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà

Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt

Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa     

Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc

Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam

Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng

Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng

Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút

Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu

Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát

Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu

Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc

Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa

Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão

Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.

Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ bài thơ trên?

mn giúp em với ạ bài có đủ câu dẫn, giải thích, chứng minh, bình luận, bài học nhận thức và hành động, mặt trái vấn đề ạ

 

DL
8 tháng 6 lúc 11:04

Thông điệp từ bài thơ: nhân dân tổ tiên ta luôn có trong mình tinh thần yêu nước nồng nàn quý báu, dù phải vượt qua bao nhiêu nỗi đau tinh thần và thể sức cũng sẵn sàng đánh đổi để dành được hai chữ độc lập, bình yên cho dân quê đất mẹ.

Câu dẫn: Đi vạn dặm trường tự trong quá trình hình thành tiềm thức, tôi nhận rằng cái đẹp của tấm lòng yêu nước thật đơn giản nhưng vô cùng quý báu khi nhìn về lịch sử hào hùng chống giặc của tổ tiên mình.

Giải thích: Bài thơ ca ngợi nên những vẻ đẹp trong sự khó khăn, chịu đựng của những con người có lòng yêu nước mạnh mẽ. 

"Bao người mẹ, người vợ, người em - nước mắt"

"Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa"

"Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão"

Điệp ngữ: "Mấy ngàn năm" => Thể hiện chiều dài lịch sử chống giặc của ông cha, bao niềm khổ khăn nhọc nhằn từ đời này đến đời khác. => Nói lên sự kiên trì, bất khuất của com tim người dân yêu nước đẹp đẽ đáng ngưỡng mộ tự hào.

Bình luận:

"Xương máu tiền nhân" đã đổ làm sao Trường Sơn cao vợi ấy sánh được, cho thấy sự hi sinh âm thần lặng lẽ kiên cường bất khuất của ông cha, cái đẹp của lòng yêu nước: sẵn sàng bỏ ra mọi thứ để dành về sự độc lập yên bình cho đất nước, quyết giữ vững bờ cõi nước nhà.

Những giọt nước mắt mà bao người hậu phương chịu đựng, làm sao Hồng Hà Cửu Long sánh được. => Thể hiện những tấm lòng yêu nước, bao niềm yêu thương người thân đều cố gắng đè nén để cùng chung làm nên tình yêu độc lập Tổ Quốc. 

Ào ạt mấy ngàn năm châu thổ

Những bờ đê chắn lũ, ngăn thù

Mấy ngàn năm - thời gian tưởng chừng là vạn dặm, nhân dân ta vẫn luôn kiên trì chiến đấu quyết tâm không để chân giặc được ở yên trên địa phân quê hương mình mà tung hoành và đè ép dân tộc. 

Cùng bọc trứng trăm con đi muôn ngả

Vẫn thắm lòng dưa hấu chốn biển xa

Ào ạt mấy ngàn năm… Thánh Gióng

Mới lên ba đã giáp sắt, tre ngà

Tác giả thể hiện lại những truyền thuyết của dân tộc ta về cội nguồn con rồng cháu tiên, sự đoàn kết của anh em một nhà. => Tinh thần yêu nước không đơn độc lặng lẽ, tinh thần ấy "kết thành đòn sóng mạnh mẽ nhấn chìm lũ xâm lược, lũ bán nước".

=> Sự tinh tế, khéo léo của nhà thơ trong nghệ thuật tự sự ẩn dụ làm câu thơ thêm giá trị diễn đạt nối liền nội dung thơ. Từ đó tạo nên sự sâu sắc trong ý tứ câu chữ.

Câu thơ thần nhuộm đỏ sông Như Nguyệt

Đỏ Bạch Đằng cuồn cuộn sóng bể xa     

Nhà thơ tự sự dưới nét bút tài hoa của mình nhắc lại về trận chiến sông Bạch Đằng thắng lợi đầy tự hào. => Minh chứng cho tình yêu nước của tiền nhân, mưu trí, dũng cảm và mạnh mẽ kiên cường bất khuất đồng lòng đoàn kết chống giặc.

Mấy ngàn năm… Vọng Phu xứ Bắc

Phụ Tử bùi ngùi doi đất trời Nam

Những cuộc chia ly, những vành khăn trắng

Chẳng nguôi ngoai dù xác giặc chất chồng

Chẳng thể dịu nỗi Rạch Gầm, Xoài Mút

Sự hi sinh tinh thần, nỗi đau của cảm xúc là quá đỗi vượt hạn với những người vợ người mẹ lo lắng thương nhớ. Nỗi nhớ ấy cố gắng đè nén, để cùng nhau đồng lòng, cùng nhau vượt nên cái khó khăn của công cuộc tìm lại hòa bình. 

Tác giả tiếp tục nhắc lại sự kiện lịch sự qua địa danh "Rạch Gầm, Xoài Mút", nghệ thuật tác chiến đỉnh cao của ông cha ta dù không qua bất kì trường lớp quân sự nào. Ấy là điều đáng học hỏi, sự hi sinh của người hậu phương, sự "bùi ngùi", cố gắng chịu khổ chịu cực đến nhường nào cũng có thể của người ra quân.

Hiền Lương, Khâm Thiên, Sơn Mỹ, Thổ Chu

Máu Vị Xuyên, Gạc Ma bầm chát

Vạn nghĩa trang hương khói nguyện cầu

Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc

Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa

Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão

Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà.

Tình cảm yêu nước và thể hiện điều ấy ở bài thơ của tác giả, cảm xúc ấy dường như dâng trào lên khi Người nhắc lại lịch sử đầy nước mắt đẹp đẽ hào hùng ấy. Ôi! Tổ quốc. Nay vẫn chưa được bình yên với Trường Sa, Hoàng Sa. => Lời kết là nguyện vọng, là nỗi niềm đau đáu luôn giữ trong lòng mỗi người dân ta không chỉ riêng tác giả.

Bài học nhận thức: truyền thống yêu nước nồng nàn từ lâu đã được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta những thế hệ được hưởng sự yên bình tự do từ xương máu nước mắt của ông cha phải biết cố gắng. Xây dựng đất nước thật giàu đẹp, văn minh. 

Bình luận (0)