SG

Nêu cảm nhận của e về cái hay cái đẹp của đoạn thơ sau:

   Nếu nhắm mắt nghe bà kể truyện

   Sẽ được nhìn thấy các bà tiên

   Thấy chú bé đi hài bảy dặm

  Quả thị thơm cô Tấm rất hiền

 

   Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ

  Đã nuôi e khôn  lớn từng ngày

  Tay bồng bế sớm khôn vất vả

 Nhắm mắt rồi lại mở ra ngay

   Các bạn làm thử nha, trên 5 điểm mik T, dưới thì ko

NN
3 tháng 6 2021 lúc 9:12

"Nói với em" là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ Quần Phương. Trong mỗi câu thơ mở đầu, ba tiếng "Nếu nhắm mắt..." được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe, hãy nhắm mắt để hồi tưởng, hãy nhắm mắt để suy nghĩ.

Khổ thơ thứ nhất, tác giả nói với em:

"Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong lá,

Con chìa vôi vừa hót vừa bay. "

Nhắm mắt để lắng nghe và "sẽ được nghe nhiều" tiếng chim trong vườn, tiếng "lích rích" của chim sâu, tiếng hót của con chim chìa vôi. Tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống.

Khổ thơ thứ hai, tác giả khuyên em thơ hãy "nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà:

"Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên

Thấy chú bé đi hài bảy dặm

Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền".

"Có nhắm mắt nghe" thì "sẽ được nhìn thấy", sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Nếu biết "nhắm mắt nghe" thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.

Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy "nhắm mắt nghĩ"... Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo... con vô cùng vất vả của cha mẹ:

"Nếu nhắm mắt, nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Tay bồng bế sớm khuya vất vả

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay".

"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.

Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NM
Xem chi tiết
RH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết