Tham khảo
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lý nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh "ăn quả" và "trồng cây" ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó.
Đất nước Việt Nam ta tự hào là một đất nước giàu đẹp có nhiều trang thơ văn lịch sử hào hùng. Và đằng sau những trang thơ văn lịch sử hào hùng đó là những bài học quý giá hoặc kinh nghiệm lâu đời đã được ông cha ta đúc kết và truyền lại qua bao thế hệ bằng những câu tục ngữ, ca dao ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa. Để bày tỏ lòng biết ơn, nhân dân ta thường mượn hai câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “uống nước nhớ nguồn”. Đây cũng chính là một bài học quý giá mà ông cha ta muốn truyền lại cho thế hệ về sau. Vậy ta phải hiểu hai câu tục ngữ trên một cách đúng đắn ra sao?
Quả đúng như vậy, để con cháu đời sau dễ hiểu ông cha ta thường mượn những hình ảnh gần gũi với cuộc sống để giải thích những đạo lí tốt đẹp muốn gửi gắm. Ăn nghĩa là hưởng thụ, kẻ trồng cây nghĩa là người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ, nhớ là biết ơn, nhớ ơn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - hiểu theo nghĩa đen có nghĩa là chúng ta an một loại quả ngon ngọt nào đó, ta phải biết nhớ ơn người đã tạo ra loại quả ngọt đó cho ta. Còn trong câu uống nước nhớ nguồn, uống nước có nghĩa là ta uống một thứ nước mát lạnh, nhớ nguồn là chúng ta phải nhớ đến cội nguồn, nơi bắt đầu của nó. Nghĩa cả câu đó là khi ta uống một thứ mát lành, trong sạch thì ta phải nhổ đến cội nguồn của nó. Cả hai câu tục ngữ này nếu ta hiểu theo nghĩa sâu xa thì nó như lời khuyên răn, nhắc nhở ta phải luôn biết ơn, tôn thờ, kính trọng những người đi trước, những người đã tạo ra thành quả tốt đẹp cho mình hưởng thụ.
Từ thời xa xưa, con người Việt Nam ta đã có truyền thống quý báu này, như truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân xâm lược đầy hào hùng. Bên cạnh đó, ta cũng không thể nào quên được các vua Hùng đã gầy dựng và tạo nên đất nước này, bảo vệ nó vững chắc và hùng mạnh suốt bao nhiêu thế kỉ. Hình ảnh Bác Hồ vĩ đại luôn là hình ảnh đại diện của đất nước Việt Nam giàu đẹp. Suốt một đời, Người đã có nhiều công lao đóng góp to lớn, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự phát triển, phồn vinh của đất nước. Dù đi đâu chăng nữa, Bác vẫn luôn giữ được nét đẹp, phong cách giản dị của người Việt Nam, thông thạo hàng chục thứ tiếng để có thể tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Những vị anh hùng ấy luôn được người đời ghi sâu, nhớ mãi.
Cho đến ngày nay, những vẻ đẹp đó vẫn tồn tại trong trái tim người Việt Nam. Lăng Bác Hồ được xây dựng bằng tất cả tấm lòng của nhân dân để ghi nhớ công ơn của Người dành cho cả dân tộc Việt Nam. Cũng có thể kể đến khi ta nhắc đến lòng nhớ ơn đó là từng gia đình với những tình cảm quý báu như tình mẫu tử, tình bà cháu, tôn thờ tổ tiên và biết ơn họ với tấm lòng thành kính, sâu sắc. Những con đường hiện nay được mang tên những vị anh hùng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực,... Tất cả những việc làm đó dù lớn hay nhỏ nhưng đều mang chung một ý nghĩa lớn lao đó là lòng biết ơn sâu sắc.
Ngoài ra trong thơ văn, chúng ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp một số câu tục ngữ, ca dao, dân ca thể hiện sự nhớ ơn của những người con đối với công lao trời biển của những đấng sinh thành lòng biết ơn như:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Hay câu nói nổi tiếng của Bác “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” lời nói của Bác như một lời nhắc nhở con cháu Việt Nam mãi nhớ đến công ơn của các vị cha anh ngày trước.
Thế mà ngày nay, trên báo chí hay kênh truyền hình, tin tức đều xuất hiện rất nhiều bạn trẻ có biểu hiện “ăn cháo đá bát”, “có trăng quên đèn” như chửi cha mắng mẹ, những kẻ ấy đã quên đi công ơn dưỡng dục, sinh thành của họ đối với mình. Sử dụng ma túy, nghiện ngập gây tổn hại đến danh dự của gia đình, dòng họ, tổ tiên. Những hành động đó đều đáng bị phê phán, chê trách và đáng bị tố cáo, xử phạt.
Qua những dẫn chứng trên cho ta thấy, con người Việt Nam luôn luôn sống theo đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Qua đó ta có được bài học là phải biết ơn, tôn thờ những vị cha anh ngày trước cũng như những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.
Tham khảo
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lý nhân văn sâu xa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh "ăn quả" và "trồng cây" ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó.
Tham khảo
Truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đỡ mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau phải biết giữ đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua sự bao bọc của công sức lao động, thời tiết và thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, những gì tạo được ra nó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người được hưởng thụ thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ trên. Dân tộc ta trước khi đến được với cuộc sống hòa bình, yên ổn thì đã phải trải qua thời kì vô cùng gian khó với bão táp chiến tranh xô bồ. Tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp lớp cha ông đã hy sinh cả tuổi xuân, cả cuộc đời để tạo nên, để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Ta có mặt trên đời, đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Cha mẹ đã lao động vất vả cho ta được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè với sự vô lo vô nghĩ. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức, để rồi chắp cánh ước mơ về một tương lai tươi sáng cho chúng ta. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình để góp phần cho công cuộc kiến thiết xã hội, đất nước. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình cho hai chữ: “cống hiến”. Từ những người nông dân cả ngày cực khổ trên đồng lúa để mang đến cho nhân dân những hạt gạo thơm dẻo trắng ngần, từ những công nhân trên công trường xây dựng cho đến những người thợ dệt, thợ may chăm chỉ miệt mài lao động trong nhà máy, ai cũng hết sức hết lòng đem mồ hôi công sức tạo nên thành quả cho cuộc đời. Một bức tranh đẹp là kết quả của quá trình sáng tạo cộng hưởng với tư chất nghệ thuật của người hoạ sĩ, một bộ phim hay được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi nghệ thuật, công sức của đạo diễn, của diễn viên, của cả một ê-kip những người phụ trách hậu cần.
THAM KHẢO:
Truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đỡ mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau phải biết giữ đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua sự bao bọc của công sức lao động, thời tiết và thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, những gì tạo được ra nó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người được hưởng thụ thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ trên. Dân tộc ta trước khi đến được với cuộc sống hòa bình, yên ổn thì đã phải trải qua thời kì vô cùng gian khó với bão táp chiến tranh xô bồ. Tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp lớp cha ông đã hy sinh cả tuổi xuân, cả cuộc đời để tạo nên, để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Ta có mặt trên đời, đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Cha mẹ đã lao động vất vả cho ta được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè với sự vô lo vô nghĩ. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức, để rồi chắp cánh ước mơ về một tương lai tươi sáng cho chúng ta. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình để góp phần cho công cuộc kiến thiết xã hội, đất nước. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình cho hai chữ: “cống hiến”. Từ những người nông dân cả ngày cực khổ trên đồng lúa để mang đến cho nhân dân những hạt gạo thơm dẻo trắng ngần, từ những công nhân trên công trường xây dựng cho đến những người thợ dệt, thợ may chăm chỉ miệt mài lao động trong nhà máy, ai cũng hết sức hết lòng đem mồ hôi công sức tạo nên thành quả cho cuộc đời. Một bức tranh đẹp là kết quả của quá trình sáng tạo cộng hưởng với tư chất nghệ thuật của người hoạ sĩ, một bộ phim hay được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi nghệ thuật, công sức của đạo diễn, của diễn viên, của cả một ê-kip những người phụ trách hậu cần.