Cách thức thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản trong những năm 1929-1933 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, đó là
A. Thời kì CNTB tự do cạnh tranh
B. Thời kì CNTB độc quyền
C. Thời kì CNTB lũng đoạn nhà nước
D. Thời kì tích lũy nguyên thủy TBCN
Điểm chung cơ bản giữa hai khối đế quốc: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản là gì?
A. Đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.
B. Đều thực hiện đường lối đối ngoại trung lập.
C. Đều thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ Liên Xô.
D. Đều có tiềm lực mạnh về quân sự nhưng ít thuộc địa, thị trường.
Trước hành động chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít, các nước Anh, Pháp, Mĩ có thái độ như thế nào?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất cần tiêu diệt.
B. Kêu gọi sự hợp tác của Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
C. Kêu gọi sự hợp tác của các lực lượng dân chủ trên toàn thế giới để chống phát xít.
D. Thỏa hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
Chính sách trung lập của Mĩ trước Phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX đã
A. góp phần không làm cho chiến tranh ảnh hưởng đến nước Mĩ.
B. tạo ra mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
C. tạo điều kiện cho các nước phát xít gây chiến tranh thế giới.
D. đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của các nước phát xít.
Chính sách nhượng bộ phát xít của Anh, Pháp trong những năm 30 của thế kỉ XX đã
A. làm tăng mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chủ nghĩa phát xít.
B. tạo ra mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
C. tạo điều kiện cho các nước phát xít gây chiến tranh thế giới.
D. đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của các nước phát xít.
Chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh là:
A. Mĩ
B. Liên Xô
C. Hà Lan
D. Thụy Điển
Trong những năm 1918 - 1923, tình hình kinh tế của phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa như thế nào?
A. Ổn định và phát triển.
B. Tương đối ổn định.
C. Lâm vào tình trạng khủng hoảng.
D. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
Các nước tư bản phương Tây, chủ yếu là Anh và Pháp, đua tranh xâm lược Ấn Độ khi
A, cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
B. Ấn Độ bị thực dân phương Tây nhòm ngó từ trước.
C. Anh và Pháp chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
D. mâu thuẫn trong nội bộ Ấn Độ diễn ra.
Triều đại tạo nên bộ mặt mới, phát triển nước Xiêm theo hướng tư bản chủ nghĩa là
A. Rama
B. Rama IV
C. Rama V
D. Chulalongcon