MC

Mứt me Phan Thiết

Ở Bình Thuận, hầu như nơi nào cũng có cây me. Đặc biệt, ở Phan Thiết và các vùng ngoại ô, do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên cây me phát triển rất tốt.

Cây me, ngoài việc lấy thân cành "làm nhà", cho nghề khai thác mành chà, lấy gỗ dùng làm thớt, lấy lá, trái nấu canh, người dân địa phương còn tận dụng trái của nó để làm mứt. Và trong các loại mứt ngày tết ở Bình Thuận, nổi tiếng nhất vẫn là mứt me Phan Thiết.

Me được chọn làm mứt là loại me ván già nhưng còn xanh (chưa chín), trái to ngang hoặc me đũa, trái dài, mắt thẳng, cơm dày. Loại me ươn, me mật không làm được vì mứt nhão, thâm đen, ít ngon.

Làm mứt me thật công phu.Me hái trên cây xuống hay mua vô cắt bới cuống, chỉ chừa lại cỡ đốt tay. Đem ngâm nước muối, pha 2 muỗng canh trong 3 lít nước để dễ dàng bóc vỏ. Dùng mũi đao nhọn xé một đường dọc sống lưng me, tách từng lớp vỏ theo đường trôn ốc. Me sạch vỏ ngâm nước muối độ 2 ngày, xae bớt chất chua. Nhẹ nhàng bổ dọc bụng me sao cho khi lấy hạt không làm trái me gãy đoạn. Ngâm nước muối lần nữa để me trắng đều. Dùng xăm, xăm từ trên xuống khắp hai mặt, lần lượt hết phần me đã chọn. Đun nước nóng tan giá, xả đi xả lại bốn, năm lượt. Khi nào nếm bớt chua, vớt me váy ráo nước, tiến hành tim.

Thông thường cứ 3 kg me tươi bóc vỏ phải dùng đến 1,5 kg đường cát. Đường càng trắng, me rim càng đẹp, càng ngon. Me được xếp thành từng lớp vào nhau, rải đường lên. Ướp như vậy vài ba tiếng đồng hồ. Khi thấy ra nước đường, múc vào một thau khác, đem thắng cho sền sệt. Rồi đổ vào thau me, bắc lên bếp rim với lửa nhỏ. Công đoạn này đòi hỏi phải khéo tay vào tính kiên nhẫn, nếu nóng ruột là hỏng ngay. Rim như vậy đến khi đường đã săn chặt, mới trải me hong gió cho ráo. Thắng nước đường thật keo nhúng trái me rim vào. Mứt me đạt yêu cầu phải có màu vàng trong, bóng mướt, bóc giấy kính trông rất tươi mắt. Như vậy, thời gian tính từ khi làm đến khi làm đến khi có mứt ăn mất hết cả tuần.

Nghề làm mứt me ở Bình Thuận không biết có tự bao giờ, có lẽ rất lâu đời. Năm nào cũng vậy, những ngày giáp Tết, mứt me được sản xuất hàng loạt đáp ứng nhu cầu đón Tết cổ truyền của nhân dân.

Mứt me cũng được người sành điệu xếp vài hàng của quý. Ngày Tết, món mứt me bày ra thết đãi bà con, bạn bè, hấp dẫn vô cùng. Chả trách gì Việt kiều xa quê đã yêu cầu gia đình, người thân gửi cho được món me Phan Thiết thì mới yên lòng đón Tết.

1.Mối tượng thuyết minh của văn bản là gì?

2.Cách làm món mứt me được thuyết minh theo trình tự nào trong đoạn 2,3 và 4? Hãy chỉ ra hiệu quả của cách trình bày ấy đối với việc thể hiện nội dung văn bản cần cung cấp.

3.Phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng trong văn bản trên?

4. Mỗi vùng miền thường có một hoặc một vài món ăn đặc trưng. Văn bản Mứt me Phan Thiết khiến anh chị nhớ đến món ăn nổi tiếng nào của quê hương mình? Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu món ăn đó với khách du lịch

MN
12 tháng 2 2022 lúc 10:47

1. Đối tượng thuyết minh: Các bộ phận của cây me (Đặc biệt là quả me)

2. Trình tự logic. Cách trình bày ấy giúp người đọc hiểu được lợi ích mà các bộ phận của cây me mang lại. 

3. Phương pháp liệt kê. 

4. Cái này em có thể tự viết nha tại chị ko biết quê em có đặc sản gì?

Em dựa vào các ý chị gợi ý này:

Giới thiệu quê hương em và món đặc sản đó (Tên)

Nguồn gốc của món ăn đó?

Cách làm?

Món ăn đó được nấu vào dịp nào?

Ý nghĩa của món ăn đó?

Nêu cảm nhận của em về món ăn đó

Kết luận. 

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết