H24

MÙA XUÂN CHÍN

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

 

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...

 

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...

 

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
- “Chị ấy, năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

                                                     (Hàn Mặc Tử)

Lựa chọn đáp án đúng:

 Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

       A. Thơ sáu chữ                                          C. Thơ lục bát                           

       B. Thơ bảy chữ                                          D. Thơ tự do             

 Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A. Tự sự                    B. Biểu cảm              C. Miêu tả             D. Nghị luận

Câu 3.  Nội dung sau thuộc khổ thơ nào của bài thơ “Mùa xuân chín”? 

Cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước mùa xuân.

A. Khổ 1

B.  Khổ 2

C.  Khổ 3

D. Khổ 4

Câu 4. Từxuân” trong câu “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy xanh” có nghĩa giống với từ xuân trong trường hợp nào dưới đây?

A. Mùa xuân là cả một mùa xanh (Nguyễn Bính)

B. Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh)

C. Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

                                            (Nguyễn Du)

D. Ngày xuân con én đưa thoi (Nguyễn Du)

Câu 5. Nêu tác dụng của những từ láy được tác giả sử dụng trong khổ thơ (3)

A. Diễn tả âm thanh tiếng hát hằn in trong kí ức tác giả.

B. Diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân.

C. Diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

D. Diễn tả hình ảnh của con người trong mùa xuân.

Câu 6. Nêu nội dung chính của bài thơ là.

A. Một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê.

B. Niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết của nhà thơ.

C. Ca ngợi cuộc sống bình yên ở làng quê.

D. Bài thơ khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say

 mê, thể hiện niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết của

 nhà thơ.

Câu 7: Từ nào không phải là từ láy:

A. thầm thì

B. hổn hển

C. bâng khuâng

D. xuân xanh

Câu 8: Bài thơ chủ yếu dùng vần nào?

A. Vần chân

B. Vần liền

C. Vần cách

D. Vần hỗn hợp

Trả lời các câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 9: Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

Câu 10Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) về ý nghĩa của: Lắng nghe lời thì thầm của mùa xuân.

II Tiếng việt

Bài tập 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

 

          Đề đền Sầm Nghi Đống

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo,

Kìa đền Thái thú1 đúng cheo leo

Ví đây đổi phận làm trai được.

 

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!

 (In trong Hồ Xuân Hương - Thơ và Đời (in lần thứ 6), NXB Văn)

Chú thích:

Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống, viên tướng giặc Thanh đóng đồn ở Loa Sơn (núi Ốc, tục gọi gò Đống Đa). Sang Đông Đô, Việt Nam, Sầm Nghi Đống cũng giữ chức Thái thú, dưới quyền ch huy cùa Tôn Sĩ Nghị. Tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789), khi vua Quang Trung cho binh si tấn công, triệt hạ đốn Ngọc Hồi, quân Thanh tan tác, Sầm Nghi Đống cùng đường phải tự thắt cổ mà chết.

a) Theo em, có thể thay từ "ngang” bằng từ "lên” trông câu “Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo” không? Vì sao?

 b) Thay thể từ “cheo leo" trong câu thơ: “Kìa đền Thái thú1 đúng cheo leobằng một hoặc một số từ có nghĩa tương tự không? Từ đó, chỉ ra cái hay trong việc sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.

Bài tập 2 Chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”

                              (Tố Hữu, Từ ấy)

Bài tập 3: Phân tích hiệu quả của từ ngữ in đậm trong đoạn thơ sau

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

                           (Bằng Việt, Bếp lửa)

Giải gấp giúp mình với ạ

 

NK
2 tháng 8 2024 lúc 14:18

 Câu 1: Bài thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

       A. Thơ sáu chữ                                          C. Thơ lục bát                           

       B. Thơ bảy chữ                                          D. Thơ tự do             

 Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A. Tự sự                    B. Biểu cảm              C. Miêu tả             D. Nghị luận

Câu 3 Nội dung sau thuộc khổ thơ nào của bài thơ “Mùa xuân chín”? 

Cảm xúc bâng khuâng của tác giả trước mùa xuân.

A. Khổ 1

B.  Khổ 2

C.  Khổ 3

D. Khổ 4

Câu 4Từ “xuân” trong câu “Ngày mai trong đám xuân xanh ấy xanh” có nghĩa giống với từ xuân trong trường hợp nào dưới đây?

A. Mùa xuân là cả một mùa xanh (Nguyễn Bính)

B. Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (Hồ Chí Minh)

 

C. Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

                                            (Nguyễn Du)

D. Ngày xuân con én đưa thoi (Nguyễn Du)

Câu 5Nêu tác dụng của những từ láy được tác giả sử dụng trong khổ thơ (3)

A. Diễn tả âm thanh tiếng hát hằn in trong kí ức tác giả.

B. Diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân.

C. Diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

D. Diễn tả hình ảnh của con người trong mùa xuân.

Câu 6. Nêu nội dung chính của bài thơ là.

A. Một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say mê.

B. Niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết của nhà thơ.

C. Ca ngợi cuộc sống bình yên ở làng quê.

D. Bài thơ khắc họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong sáng, rạo rực, say

 mê, thể hiện niềm khát khao giao cảm với cuộc đời, nỗi nhớ làng quê da diết của

 nhà thơ.

Câu 7: Từ nào không phải là từ láy:

A. thầm thì

B. hổn hển

C. bâng khuâng

D. xuân xanh

Câu 8: Bài thơ chủ yếu dùng vần nào?

A. Vần chân

B. Vần liền

C. Vần cách

D. Vần hỗn hợp

Bình luận (0)
NV
2 tháng 8 2024 lúc 14:30

C1:B                  C9:BPTT: nhân hóa ( trêu tà áo biếc)

C2:B                       

C3:D

C4: C

C5:B

C6:D

C7:D

C8:D

Bình luận (0)
NV
2 tháng 8 2024 lúc 14:35

C10: lời thì thầm của xuân mang một cảm giác êm đềm cho ta, được nghe tiếng xì xào của gió xuân làm lòng mình vui biết bao! lời thì thầm của xuân mang lại một thứ gì đó khiến lòng ta cảm thấy vui bất chợt. gạt qua một năm cũ thì năm mới lại đến, mùa xuân lại mang theo niềm hạnh phúc đến với mọi người.thiên nhiên mùa xuân làm nỗi nhớ mong quê hương tôi càng trở nên da diết. 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KX
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TS
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
GP
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
c
Xem chi tiết