Cách 1:
* Phân tích:
Ta có: Số sản phẩm dệt được = năng suất . số ngày dệt.
Năng suất | Số ngày dệt | Tổng sản phẩm | |
Dự tính | x | 20 | 20.x |
Thực tế sau khi cải tiến | x + 20%.x = 1,2x | 18 | 18.1,2.x |
Thực tế dệt được nhiều hơn dự tính 24 tấm nên ta có phương trình:
18.1,2x = 20x + 24
* Giải:
Gọi x là năng suất dự tính của xí nghiệp (sản phẩm/ngày); (x ∈ N*) .
⇒ Số thảm len dệt được theo dự tính là: 20x (thảm).
Sau khi cải tiến, năng suất của xí nghiệp đã tăng 20% nên năng suất trên thực tế là: x + 20%.x = x + 0,2x = 1,2x (sản phẩm/ngày).
Sau 18 ngày, xí nghiệp dệt được: 18.1,2x = 21,6.x (thảm).
Vì sau 18 ngày, xí nghiệp không những hoàn thành số thảm cần dệt mà còn dệt thêm được 24 tấm nên ta có phương trình:
21,6.x = 20x + 24
⇔ 21,6x – 20x = 24
⇔ 1,6x = 24
⇔ x = 15 (thỏa mãn)
Vậy số thảm mà xí nghiệp phải dệt ban đầu là: 20.15 = 300 (thảm).
Cách 2:
Gọi x là số tấm thảm len mà xí nghiệp phải dệt theo hợp đồng (x ∈ N*) ( tấm)
Số tấm thảm len mỗi ngày dự định dệt là: ( tấm ).
Số tấm thảm len thực tế đã dệt là x + 24 ( tấm) .
Trên thực tế, số tấm thảm len mỗi ngày dệt được là: tấm
Vì năng suất của xí nghiệp tăng 20% nên số thảm thực tế dệt được trong một ngày bằng ( 1+ 20%) = 120% số thảm dự định dệt trong 1 ngày. Ta có phương trình: