Một vật có khối lượng m = 5kg trượt trên mặt phẳng nằm ngang nhờ lực kéo F → như hình vẽ. Cho biết: độ lớn lực kéo F = 20N; g = 10m/ s 2
a) Tính gia tốc của vật, khi bỏ qua mọi ma sát ?
b) Tính gia tốc của vật, khi hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μ = 0,2?
Một vật có khối lượng m = 4,0 kg bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực hợp với hướng chuyển động một góc α = 30° (Hình vẽ). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là μt = 0,30. Cho biết độ lớn lực kéo F = 17N và gia tốc trọng trường g = 10m/ s 2
a) Tính gia tốc của vật ?
b) Quãng đường vật đi được trong giây thứ 5 kể thừ khi vật bắt đầu chuyển động.
Một vật khối lượng 2kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang.Khi tác dụng một lực có độ lớn là 1N theo phương ngang vật bắt đầu trượt trên mặt phẳng nằm ngang
a. Tính vận tốc của vật sau 4s. Xem lực ma sát là không đáng kể.
b. Thật ra, sau khi đi được 8m kể từ lúc đứng yên, vật dạt được vận tốc 2m/s. Tính gia tốc chuyển động, lực ma sát và hệ số ma sát. Lấy g = 10 m / s 2 .
Một vật khối lượng 2kg đặt trên mặt phẳng nằm ngang.Khi tác dụng một lực có độ lớn là 1N theo phương ngang vật bắt đầu trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Thật ra, sau khi đi được 8m kể từ lúc đứng yên, vật dạt được vận tốc 2m/s. Gia tốc chuyển động, lực ma sát và hệ số ma sát lần lượt là ? (Lấy g = 10m/ s 2 )
A. 0,25m/ s 2 ; 0,4N; 0,015
B. 0,25m/ s 2 ; 0,5N; 0,025
C. 0,35m/ s 2 ; 0,5N; 0,035
D. 0,35m/ s 2 ; 0,4N; 0,065
Một vật đang nằm trên mặt phẳng nằm ngang, dưới tác dụng của một lực 20 N theo phương nằm ngang thì vật chuyển động với gia tốc 0,2 m/ s 2 . Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang.
a) Tính khối lượng của vật.
b) Tính quãng đường vật đi được khi vật đạt vận tốc 18 m/s.
c) Nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,005. Tính gia tốc của vật khi tác dụng lực ở trên lên vật, lấy g = 10 m/ s 2 .
Một vật đang nằm trên mặt phẳng nằm ngang, dưới tác dụng của một lực 20 N theo phương nằm ngang thì vật chuyển động với gia tốc 0,2 m/ s 2 . Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang.
a) Tính khối lượng của vật.
b) Tính quãng đường vật đi được khi vật đạt vận tốc 18 m/s.
c) Nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,005. Tính gia tốc của vật khi tác dụng lực ở trên lên vật, lấy g = 10 m/ s 2 .
Một vật có khối lượng m = 6kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực ngang F = 30N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,4. Hãy tính:
a) Gia tốc của vật.
b) Vận tốc của vật ở cuối giây thứ tư.
c) Đoạn đường vật đi được trong 4 giây đầu. Lấy g = 10 m / s 2
Cho một vật có khối lượng m trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc có độ cao 1m, nghiêng một góc α = 30 0 so với mặt phẳng nằm ngang. Biết ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,1. Cho g = 10m/ s 2 . Gia tốc chuyển động của vật là ?
A. 2m/ s 2
B. 5m/ s 2
C. 5 2 m/ s 2
D. 4,134 s 2
Một vật có khối lượng m = 2kg nằm trên mặt phẳng ngang chịu tác dụng của một lực F hợp với phương ngang một góc a= 30 , hướng lên. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là 0,1. Lấy g = 10m/s2 a) tính gia tốc chuyển động b) tính động lượng của vật sau giây thứ 2
Một vật có khối lượng m=4kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,3. Biết trong 2s đầu tiên vật đi được quãng đường 4m. Hãy tính.
a) Gia tốc của vật. b) Độ lớn của lực F.