Một vật có khối lượng 1000g được kéo trên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 1,2m. Độ cao để kê mặt phẳng nghiêng là 2m
a. Nếu bỏ qua ma sát, tính độ lớn của lực kéo trên mặt phẳng nghiêng này
b. Thực tế giữa vật và mặt phẳng nghiêng có xuất hiện ma sát. Khi đó, hiệu suất sử dụng mặt phẳng nghiêng là 80%. Hãy tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên vật
a) Đổi \(m=1000g=1kg\)
Công có ích tác dụng lên vật là
\(A_i=P\cdot h=10m\cdot h=10\cdot1\cdot2=20\left(J\right)\)
Vì bỏ qua lực ma sát
nên \(A_{tp}=A_i=20\left(J\right)\)
Lực kéo vật trên mặt phẳng là:
\(F_k=\dfrac{A_{tp}}{l}=\dfrac{20}{1,2}=16,6\left(N\right)\)
b) Công toàn phần tác dụng lên vật là:
\(A_{tp_1}=\dfrac{A_i}{H}\cdot100=\dfrac{20}{80}\cdot100=25\left(J\right)\)
Công hao phí sinh ra là:
\(A_{hp}=A_{tp_1}-A_i=25-20=5\left(J\right)\)
Lực ma sát tác dụng lên vật là:
\(F_{ms}=\dfrac{A_{hp}}{l}=\dfrac{5}{1,2}=4,16\left(N\right)\)
Gợi ý:
a/ Công thực hiện khi đưa vật lên thẳng và đưa theo mặt phẳng nghiêng là như nhau khi không có lực ma sát.
b/ Hiệu suất sử dụng mặt phẳng nghiêng bằng công có ích chia cho công toàn phần.
Công có ích chính là công thực hiện khi đưa vật theo phương thẳng đứng.
Công toàn phần là công đưa vật theo mặt phẳng nghiêng khi có ma sát.
Bạn thử làm xem sao nhé.