Ghép các phần A, B, C, D với các phần tương ứng a, b, c, d để thành những câu có nội dung đúng.
A. Thiên hà... B. Punxa... C. Quaza... D. Hốc đen...
a) là sao không phát sáng, cấu tạo bởi một loại chất có khối lượn; riêng cực kì lớn, đến nỗi nó hút cả các phôtôn ánh sáng, không ch thoá ra ngoài.
b) là một hệ thống gồm các sao và các đám tinh vân.
c) là sao phát sóng vô tuyến rất mạnh, cấu tạo bàng nơtron. Nó có từ trườn mạnh và quay nhanh quanh một trục.
d) là một loại thiên hà phát xạ mạnh một cách bất thường các sóng V tuyến và tia X. Nó có thể là một thiên hà mới được hình thành.
Chiếu một chùm sáng tử ngoại đơn sắc, mạnh vào một đám khí hiđrô sao cho có thế đưa các nguyên tử hiđrô lên trạng thái kích thích. Ghi quaru phổ phát quang của đám khí này. Ta sẽ được một quang phổ có b nhiêu vạch ?
A. Chi có một vạch ở vùng tử ngoại.
B. Chỉ có một số vạch ở vùng tử ngoại.
C. Chỉ có một số vạch trong vùng ánh sáng nhìn thấy.
D. Có một số vạch trong các vùng tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy và hồng ngoại.
Một lăng kính thuỷ tinh có góc chiết quang A = 60 ° , có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là n đ = 1,5140 và n t = 1,5368. Một chùm tia sáng mặt trời hẹp rọi vào một mặt bên của lăng kính dưới góc tới i = 50 ° . Chùm tia ló rọi vuông góc vào một màn đặt cách lăng kính một khoảng f = 1 m. Tính khoảng cách giữa vết sáng đỏ và vết sáng tím thu được trên màn.
Một lăng kính thuỷ tinh có tiết diện thẳng là một tam giác đều, được đặt trong không khí. Chiếu vào lăng kính một dải sáng màu rất mỏng, sao cho mặt phẳng của dải sáng song song với cạnh của góc chiết quang và rất gần cạnh này. Dải sáng này có ba thành phần đơn sắc là : đỏ, lam, và tím. Góc tới của các tia sáng trong dải được chọn sao cho góc lệch của tia lam có giá trị cực tiểu.
Chiết suất của lăng kính đối với ba ánh sáng đơn sắc này là : n đ ỏ = 1,5140; n l a m = 1,5230 và n t í m = 1,5318.
Quang phổ của dải sáng được thu trên một màn ảnh đặt vuông góc với mặt phẳng của dải sáng và cách cạnh A của lăng kính 2 m. Tính các khoảng cách giữa vạch đỏ và vạch lam và giữa vạch lam và vạch tím trong quang phổ này.
Một cái bể sâu 1,2m chứa đầy nước. Một tia sáng Mặt Trời rọi vào mặt nước bể, dưới góc tới i, có tani = 4/3. Tính độ dài của vết sáng tạo ở đáy bể. Cho biết: chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,328 và nt = 1,343.
Chiếu một chùm sáng hẹp song song tới một lăng kính có góc chiết quang bé sao cho chùm tia tới đúng cạnh của lăng kính và chỉ một phần của chùm tới đi qua lăng kính, phần còn lại tiếp tục truyền thẳng. Biết lăng kính có góc chiết quang 80 và chiết suất bằng 1,5. Đặt một màn chắn song song với mặt phẳng phân giác góc chiết quang và cách lăng kính một khoảng bằng 1,5 m thì thấy có hai vết sáng nhỏ trên màn. Khoảng cách giữa hai vệt sáng xấp xỉ bằng
A. 10,5 cm
B. 6,7 cm
C. 5,5 cm
D. 3,5 cm
Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A = 80 theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kính là 1,65 thì khoảng cách giữa hai vết sáng trên màn là:
A. 9,07 cm.
B. 8,46 cm.
C. 8,02 cm.
D. 7,68 cm.
Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn màu vào hệ thống hai khe của thí nghiộm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Trên màn quan sát ta thấy xuất hiện một hệ thống vạch màu đỏ và một hệ thống vạch màu lục. Có thể coi thiết bị thí nghiệm khe Y-âng nói trên như một máy quang phổ được không ? Tại sao ?
Một nguồn sáng có công suất 2 W phát ra chùm sóng ánh sáng có bước sóng 0,597 μ m tỏa ra đều theo mọi hướng. Một người đứng từ xa quan sát nguồn sáng. Biết rằng con ngươi mắt có đường kính khoảng 4 mm và mắt còn thấy nguồn sáng khi có ít nhất 80 photon phát ra từ nguồn này lọt vào con ngươi trong mỗi dây. Bỏ qua sự hấp thụ ánh sáng của khí quyển. Khoảng cách xa nhất mà người này còn trông thấy được nguồn sáng là
A. 8. 10 3 m
B. 2,74. 10 - 2 m
C. 8. 10 4 m
D. 274. 10 3 m