Câu 3 (4,0 điểm): Một quả cầu đặc đồng chất có khối lượng M = 12kg, bán kính R = 16cm được thả vào một hồ có mực nước sâu H = 3,5m.
a. Quả cầu sẽ nổi hay chìm trong nước? Vì sao? Biết khối lượng riêng của nước là Dn = 1000kg/m3; thể tích hình cầu được tính bằng công thức V =R3.
b. Người ta buộc quả cầu vào một dây xích bằng đồng có chiều dài lđ = 3,5m và khối lượng mđ = 7kg rồi thả lại vào hồ nước, bây giờ quả cầu lơ lửng trong nước. Hỏi khi đó tâm quả cầu cách mặt nước một khoảng bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của đồng là Dđ = 8800kg/m3; khối lượng dây xích được phân bố đều theo chiều dài của dây.
Một thanh AB đồng chất tiết diện đều được treo trên một sợi dây. Đầu B có treo một quả cầu đồng chất có thể tích là Vqc và nhúng ngập hoàn toàn trong nước như hình a. Thanh AB thăng bằng. Biết OA = n.OB. Hình 19.
a) Hãy thiết lập công thức nêu mối quan hệ giữa trọng lượng của thanh AB với trọng lượng riêng của quả cầu.
b) Ap dụng tính trọng lượng riêng của quả cầu. Biết Vqc = 50cm3, OA = 2.OB và khối lượng của thanh AB là o,79kg.
một quả cầu làm bằng kim loại có khối lượng riêng D=7500kg/\(m^3\) nổi trên mặt nước, tâm quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng với mặt thoáng của nước. bên trong quả cầu có một phần rỗng thể tích \(V_o\). biết khối lượng của quả cầu là 350g, khối lượng riêng của nước \(D_n=10^3kg\)/\(m^3\).
a, tính\(V_0\)
b,bơm nước vào phần rỗng của quả cầu. hỏi phải bơm khối lượng nước là bao nhiêu để quả cầu bắt đầu chim toàn bộ trong nước?
Một quả cầu đặc bằng nhôm có khối lượng 8,97 kg được làm nóng đến nhiệt độ 910C. Người ta thả quả cầu nhôm này vào một nồi bằng đồng nặng 2,64 kg, có chứa 3,52 kg nước ở 250C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước và đồng lần lượt là 880 J/(kg.K), 4200 J/(kg.K), 380 J/(kg.K). Bỏ qua hao phí nhiệt, tính nhiệt độ của quả cầu nhôm khi có cân bằng nhiệt.
Hai vật A, B hình lập phương cạnh a = 30cm Vật A nặng 40,5kg; vật B nặng 21,6kg. Hai vật được nối với nhau bởi một sợi dây tại tâm một mặt của mỗi vật. Dây không dãn, khối lượng không đáng kể. Thả hai vật vào một bể nước rộng. Trọng lượng riêng của nước là d_{0} = 10000N / (m ^ 3) .
1. Mô tả trạng thái của hệ vật và tính lực căng của dây khi các vật đứng cân bằng.
2. Kéo từ từ hệ vật lên theo phương thẳng đứng (điểm đặt của lực kéo tại tâm mặt trên của vật angular Snip
B). Tính lực kéo?
Hình 60.1 vẽ sơ đồ thiết kế một động cơ vĩnh cửu chạy bằng lực đẩy Ác-si-mét. Tác giả bản thiết kế lập luận như sau. Số quả nặng ở hai bên dây treo bằng nhau. Một số quả ở bên phải được nhúng trong một thùng nước. Lực đẩy Ác-si-mét luôn luôn tồn tại đẩy những quả đó lên cao làm cho toàn bộ hệ thống chuyển động mà không cần cung cấp năng lượng cho thiết bị. Thiết bị trên có thể hoạt động như tác giả của nó dự đoán không? Tại sao? Hãy chỉ ra chỗ sai trong lập luận của tác giả bản thiết kế
Một bình bằng đồng có khối lượng m1=0,6kg chứa một lượng nước đá có khối lượng m2=4kg ở nhiệt độ t1=-15oC. Đổ vào bình một lượng nước có khối lượng m3=1kg, ở nhiệt độ t2=100oC 1. Tính nhiệt độ và khối lượng nước có trong bình khi cân bằng nhiệt 2. Tính nhiệt lượng cần thiết phải cung cấp thêm cho bình để toàn bộ nước trong bình hóa hơi hoàn toàn. ( Biết nhiệt dung riêng của đồng, nước đá, nước lần lượt là: c1=380J/kg.K, c2=1800J/kg.K, c3=4200J/kg.K; Nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105 J/kg.K và nhiệt hóa hơi là 2,3.106 J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường )
Một đĩa thép hình trụ đồng chất có bán kính R=4cm, khối lượng 500 gam nằm ở đáy một bể nước như hình vẽ 10. Biết độ sâu của nƣớc trong bể là h=0,5 m, khối lượng riêng của nước là 1g/cm3, khối lượng riêng của thép là 7,8 g/cm3 và áp suất khí quyển là 105N/m2. Tính lực cực tiểu cần đặt vào đĩa để nhấc (tách) đĩa khỏi đáy bể
Có hai bình giống nhau, bình 1 có quả cầu kim loại 1, bình 2 có quả cầu kim loại 2 và quả cầu kim loại 3. Ba quả cầu 1, 2 và 3 giống nhau có nhiệt độ t = 1000C. Đổ nước ở nhiệt độ t0 = 200C vào đầy bình 1 và đầy bình 2. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ nước ở bình 1 là t1 = 24,90C, nhiệt độ nước ở bình 2 là t2 = 30,30C. Các quả cầu ngập hoàn toàn trong nước và coi rằng chúng chỉ trao đổi nhiệt với lượng nước trong bình. Tính khối lượng riêng của kim loại. Cho nhiệt dung riêng của nước là c0 = 4200J/kgK, khối lượng riêng của nước là D0 = 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của kim loại là c = 868J/kgK. mọi người giúp mình với ạ mình đang cần gấp ạ cảm ơn mọi người
Có 2 bình nhiệt lượng kế là A và B: - Bình A chứa lượng nước có khối lượng m1 = 500g và 1 quả cân bằng kim loại có khối lượng m2 đều có cùng nhiệt độ là 740C. - Bình B chứa lượng nước có khối lượng m3 ở nhiệt độ là 200C. - Lấy quả cân nhúng chìm vào nước trong bình B. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ ở bình B là 240C. Sau đó lấy quả cân nhúng chìm vào nước ở bình A thì nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 720C. a) Hỏi khối lượng nước trong bình B là bao nhiêu? (ĐS: 0,52 kg) b) Nếu lấy quả cân nhúng trở lại vào bình B lần 2 thì nhiệt độ bình B khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?