Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa
A. giao tử n với giao tử n.
B. giao tử (n-1) với giao tử n.
C. giao tử (n+1) với giao tử n.
D. giao tử n với giao tử 2n.
Đáp án C
Hợp tử H đang nguyên phân lần 4 (chứ chưa kết thúc lần nguyên phân 4) nên lúc này, số lượng tế bào ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4 là 23 = 8.
Gọi số NST kép trong mỗi tế bào là a, mỗi NST kép có 2 crômatit.
Ta có 8 × a × 2 = 336 → a = 21.
Vì loài này có bộ NST 2n = 20, cho nên hợp tử 21 NST thuộc dạng 2n+1.
- Hợp tử 2n + 1 được tạo ra do sự thụ tinh giữa loại giao tử n với gao tử n+1