Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 1 g, mang điện tích dương q = 10 - 3 C được treo lên một sợi chỉ có chiều dài L = 1 m, chuyển động đều theo đường tròn trong mặt phẳng nằm ngang với góc lệch của sợi chỉ so với phương đứng là a = 60 0 và trong một từ trường đều B = 1 T hướng theo phương thẳng đứng. Tốc độ góc của quả cầu là ω > 4,5 rad/s. Lấy g = 10 m / s 2 . Giá trị ω là
A. 6 rad/s
B. 8 rad/s.
C. 10 rad/s
D. 5 rad/s.
Một lò xo nhẹ làm bằng vật liệu cách điện có độ cứng k = 50 N/m, một đầu được gắn cố định, đầu còn lại gắn vào quả cầu nhỏ tích điện q = 5 μC, khối lượng m = 50 g. Quả cầu có thể dao động không ma sát dọc theo trục lò xo nằm ngang và cách điện. Tại thời điểm ban đầu t = 0 kéo vật tới vị trí lò xo dãn 4 cm rồi thả nhẹ đến thời điểm t = 0,1 s thì thiết lập điện trường không đổi trong thời gian 0,1 s, biết điện trường nằm ngang dọc theo trục lò xo hướng ra xa điểm cố định và có độ lớn E = 105 V/m. Lấy g = 10 m/s2,π2 = 10 . Trong quá trình dao động thì tốc độ cực đại mà quả cầu đạt được gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 80 cm/s.
B. 160 cm/s.
C. 190 cm/s.
D. 95 cm/s.
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo nhẹ không dẫn điện có độ cứng k = 40 N/m, qủa cầu nhỏ có khối lượng m =160 g. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 = π 2 m / s 2 . Quả cầu tích điện q = 8. 10 - 5 C . Hệ đang đứng yên thì người ta thiết lập một điện trường đều theo hướng dọc theo trục lò xo theo chiều dãn của lò xo, vecto cường độ điện trường với độ lớn E, có đặc điểm là cứ sau 1 s nó lại tăng đột ngột lên thành 2E, 3E, 4E… với E = 2. 10 4 V/m. Sau 5s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vật đi được quãng đường S gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 125 cm
B. 165 cm
C. 195 cm
D. 245 cm
Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lượng m = 0,1 g, được treo ở đầu một sợi chỉ mảnh, trong một điện trường đều, có phương nằm ngang và có cường độ điện trường E = 10 3 V/m. Dây chỉ hợp với phương thẳng đứng một góc 10 0 . Tính độ lớn điện tích của quả cầu. Lấy g = 10 m/ s 2 .
A. 0,176 μC.
B. 0,276 μC.
C. 0,172 μC.
D. 0,272 μC.
Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m và vật nhỏ có khối lượng 100 g mang điện tích 2. 10 - 5 C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.104 V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vectơ gia tốc trong trường g → một góc 55 o rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/ s 2 . Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là
A. 0,66 m/s.
B. 0,50 m/s.
C. 2,87 m/s.
D. 3,41 m/s.
Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1 m và vật nhỏ có khối lượng 100 g mang điện tích 2. 10 - 5 C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5. 10 4 V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vectơ gia tốc trọng trường một góc 54 0 rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/ s 2 . Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là
A. 0,59 m/s.
B. 3,41 m/s.
C. 2,87 m/s.
D. 0,50 m/s.
Một lò xo nhẹ cách điện có độ cứng k = 50 N/m, một đầu cố định, đầu còn lại gắn vào quả cầu nhỏ tích điện q = +5 μC. Khối lượng m = 200 g. Quả cầu có thể dao động không ma sát dọc theo trục lò xo nằm ngang và cách điện. Tại thời điểm ban đầu t = 0 kéo vật tới vị trí lò xo giãn 4 cm rồi thả nhẹ đến thời điểm t = 0,2 s thì thiết lập điện trường không đổi trong thời gian 0,2 s, biết điện trường nằm ngang dọc theo trục lò xo hướng ra xa điểm cố định và có độ lớn E =105 V/m. Lấy g = π 2 = 10 m/ s 2 . Trong quá trình dao động thì tốc độ cực đại mà quả cầu đạt được là:
A. 25π cm/s.
B. 20π cm/s
C. 30π cm/s.
D. 19π cm/s
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với m = 200 g, k = 200 N/m và được tích điện q (q > 0). Tại thời điểm t = 0, vật đang ở vị trí cân bằng thì thiết lập điện trường đều E = 2. 10 6 v/m thẳng đứng có chiều từ trên xuống. Tại thời điểm t = 0,15 s lò xo đang bị giãn 5 cm thì ngắt đột ngột điện trường. Lấy g = π 2 = 10 (m/ s 2 ). Giá trị điện tích q và biên độ dao động của vật sau đó là
A. 2,0 µF và 8 cm
B. 4,0 µF và 4 2 cm
C. 4,0 µF và8 cm
D. 2,0 µF và 4 2 cm
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 100 g, tích điện q = 5 . 10 - 6 C và lò xo có độ cứng k =10 N/m. Khi vật đang ở vị trí cân bằng, người ta kích thích dao động bằng cách tạo ra một điện trường đều theo phương nằm ngang dọc theo trục của lò xo và có cường độ E = 10 5 V/m trong khoảng thời gian Δt = 0,05π s rồi ngắt điện trường. Bỏ qua mọi ma sát. Tính năng lượng dao động của con lắc khi ngắt điện trường.
A. 0,5 J.
B. 0,0375 J.
C. 0,0125 J.
D. 0,025 J.