H24

mọi người ơi cứu làm đề cương hộ e với mai e thi rồi Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX -Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau hiệp ước 1884: phái chủ chiến, phái chủ hòa. -Hiểu nguyên nhân của cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885, diễn biến cơ bản và sự mở đầu, quy mô tính chất phong trào Cần Vương. Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX -Giúp HS biết được phong trào nông dân Yên Thế: thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa. Bài 28: Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. -Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX -Nội dung cải cách duy tân và nguyên nhân vì sao những cải cách này không được thực hiện. - Ý nghĩa cải cách duy tân Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam. -Trình bày được bộ máy của Pháp đặt ở Đông Dương và VN; chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp -Trình bày được sự phân hóa của xã hội Việt Nam

H24
26 tháng 4 2022 lúc 23:09

Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

 -Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau hiệp ước 1884: phái chủ chiến, phái chủ hòa.

+ Phái chủ chiến: Nguyễn Văn Tường,Tôn Thất Thuyết,…

+ Phái chủ hòa: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Hữu Độ,…

 Hiểu nguyên nhân của cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885, diễn biến cơ bản và sự mở đầu, quy mô tính chất phong trào Cần Vương.

*Nguyên nhân

- Sau hai hiệp ước 1883 và 1884,phái chủ chiến trong triều đinh Huế nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện

- Trước hành động quyết liệt của Tôn Thất Thuyết quân Pháp lo sợ tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến

- Trước tình hình hết sức khó khăn,Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh tấn công tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá trước để lấy lợi thế,dành sự chủ động cho quân mình

* Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885,Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá

- Sau hi lấy lại tinh thần quân Pháp mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.Trên đường đi chúng xả sung tàn sát,cướp bóc dã man.Hàng trăm người dân vô tội bị giết hại

*Sự mở đầu

- Tấn công thất bại Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy về Tân Sở

- Ngày 13-7-1885 ông nhân danh vua ra “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân sĩ phu yêu nước và nhân dân đứng lên giúp vua

*Quy mô

- Bùng nổ và lan rộng khắp cả nước,sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì

*Tính chất:Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ tư tưởng phong kiến

Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Giúp HS biết được phong trào nông dân Yên Thế: thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.

*Thời gian tồn tại: 1884-1913

* Diễn biến:

a,Giai đoạn 1 (1884-1892)

- Nhiều toán nghĩa binh hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế,chưa có sự chỉ huy thống nhất

=> Đề Nắm là chỉ huy tối cao

b,Giai đoạn 2 (1893-1908)

- Thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu,vừa xây dựng cơ sở => Đề Thám lãnh đạo

- Nghĩa quân hai lần giảng hòa với Pháp (1893-1897)

- Nghĩa quân tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp lo tích trữ lương thực,đội quân tinh nhuệ,đồn điền,sẵn sàng chiến đấu

c,Giai đoạn 1909-1913

- Sau nhiều cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp lên Yên Thế,lực lượng nghĩa quân bị hao mòn

- Khi Đề Thám bị sát hại vào 10-2-1913 thì phong trào tan rã

*Nguyên nhân thất bại

- Tương quan lực lượng giữa quân ta và thực dân Pháp

- Thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp

- Bó hẹp hoạt động trong một địa phương,dễ bị cô lập

- Cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều mặt hạn chế,chưa có sự lãnh đọa của một giai cấp tiên tiến

* Ý nghĩa:

- Tô đậm thêm truyền thống anh hùng,bất khuất của dân tộc ta

- Cổ vũ khích lệ đấu tranh của các giai đoạn tiếp theo

- Để lại nhiều bài học,kinh nghiệm quý giá cho các cuộc khởi nghĩa sau đó

Bài 28: Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. -Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

*Nội dung cải cách duy tân và nguyên nhân vì sao những cải cách này không được thực hiện.

*Nội dung (sgk Lịch Sử 8-tr 135)

- Những cải cách này chưa thực hiện được vì:

+ Mang tính chất lẻ tẻ,rời rạc

+ Chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong,chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến

+ Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ,bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh,không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách

 *Ý nghĩa cải cách duy tân

- Tấn công vào những tư tưởn bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết thức thời

- Phản ánh được một phần nhu cầu của nhân dân,xã hội lúc bấy giừo

Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam.

-Trình bày được bộ máy của Pháp đặt ở Đông Dương và VN; chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

*Trình bày được bộ máy của Pháp đặt ở Đông Dương và VN

- Thực dân Pháp thành lập liên bang Đông Dương gồm Việt Nam,Cam-pu-chia và Lào,đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp

- Trong đó Việt Nam được chia làm ba xứ với ba chế độ khác nhau

          + Bắc kì là xứ nửa bảo hộ

          + Trung Kì theo chế độ bảo hộ

          + Nam Kì theo chế độ thuộc địa

*Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

a,Kinh tế

- Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để xây dựng đồn điền

          + Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nhân dân theo kiểu phát canh thu tô

- Công nghiệp:

          + Tập trung khai thác than và kim loại

          + Phát triển các ngành sản xuất xi măng,gạch ngói

- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải(đường bộ,đường sắt) để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự

- Thương nghiệp:

          + Độc chiếm thị trường,tăng cương các loại thuế (đánh thuế rất nặng các mặt hàng thiết yếu)

b,Văn hóa-giáo dục

- Văn hóa: Bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn háo mới: cơ sở y tế,..

- Giáo dục:

          + Cho đến năm 1919,Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến

          + Về sau mở nhiều trường học nhằm phục vụ con em các quan chức thực dân và để tạo nên một lớp người bản xứ để phục vụ công việc cai trị

          + Hệ thống giáo dục phổ thông được chia làm 3 bậc (Ấu học,Tiểu học,Trung học).Trong đó môn tiếng Pháp là tự nguyện đối với bậc Tiểu học và là môn bắt buộc với Trung học

=> Kìm hãm nhân dân ta trong sự ngu dốt để dễ bề cai trị

*Trình bày được sự phân hóa của xã hội Việt Nam

*Nông thôn

- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp với sống lượng ngày càng đông đảo

- Nông dân bị bần cùng hóa,bị bóc lột một cách nặng nề,sẵn sàng tham gia Cách Mạng để giải phóng chính mình và dân tộc

*Thành thị                   

- Nhiều đô thị xuất hiện và phát triển

- Một số tầng lớp và giai cấp mới xuất hiện

          + Tư sản

          + Tiểu tư sản thành thị

          + Công nhân

Bình luận (0)
LC
26 tháng 4 2022 lúc 23:41

Dùng sách giáo khoa để làm bài, search google tham khảo câu trả lời. Đặt câu hỏi thì các bài/ câu hỏi để riêng một dòng cho dễ nhìn, ghi rõ/ nhấn mạnh câu hỏi.

Cảm ơn vì đã đọc. Chúc bạn thi cử tốt, học tốt!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DD
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CI
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết